Travel is my dream

THỦ THUẬT TIN HỌC

Capture the moment



Text Box: Câu 1: Đồng chí cho biết Ngày truyền thống của TCCT Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày, tháng, năm nào? Phân tích, làm rõ cơ sở và ý nghĩa của sự kiện trên?
NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ  QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM
CƠ SỞ VÀ Ý NGHĨA CỦA SỰ KIỆN
«
Text Box: "Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền".
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
 








«
Lòch söû ñi töø söï hình thaønh vaø xaây döïng ñaát nöôùc ñeán söï ra ñôøi vaø phaùt trieån cuûa Quaân ñoäi caùch maïng Vieät Nam gaén vôùi nhieäm vuï coâng taùc ñaûng, coâng taùc chính trò trong Quaân ñoäi; caû cô sôû lyù luaän cuõng nhö cô sôû thöïc tieãn ñaõ chöùng minh söï nghieäp caùch maïng giaûi phoùng daân toäc Vieät Nam laø söï nghieäp cuûa Ñaûng coäng saûn Vieät Nam. “Ñaûng laø ñoäi tieân phong cuûa giai caáp voâ saûn”; lôïi ích cuûa Ñaûng chính laø lôïi ích cuûa nhaân daân lao ñoäng vaø cuûa daân toäc, ngoaøi ra Ñaûng khoâng coù lôïi ích naøo khaùc. Muïc tieâu lyù töôûng cuûa Ñaûng laø laõnh ñaïo Quaân ñoäi, caùc toå chöùc, cuøng toaøn theå nhaân daân giaûi phoùng daân toäc, giaûi phoùng xaõ hoäi, giaûi phoùng con ngöôøi ra khoûi cheá ñoä aùp böùc boùc loät cuûa chuû nghóa Tö baûn, cheá ñoä haø khaéc cuûa chuû nghóa phong kieán, xaây döïng moät cheá ñoä xaõ hoäi môùi ñaøng hoaøng hôn, to ñeïp hôn ñoù laø cheá ñoä Xaõ hoäi chuû nghóa do Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam khôûi xöôùng vaø laõnh ñaïo.

I - Ngày truyền thống của Tổng Cục Chính Trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
          Cơ quan tiền thân của Tổng cục chính trị là Cục Chính trị, được thành lập tháng 9 năm 1945 theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm quản lý công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang do Việt Minh lãnh đạo, mà nòng cốt là Việt Nam Giải phóng quân.
          Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và Quân uỷ Trung ương. Các Ban tổ chức, tuyên giáo, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương giúp Trung ương hướng dẫn và kiểm tra công tác chính trị và công tác xây dựng Đảng trong quân đội.
          Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ tịch ủy nhiệm lãnh đạo, đội biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng và đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Việc thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử quân đội ta. Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Hồ Chủ tịch tuy ngắn nhưng rất súc tích, bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta: vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách mạng, phương châm xây dựng 3 thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị của lực lượng võ trang, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật du kích của lực lượng võ trang… Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành đã đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội của dân, do dân, vì dân; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc.
Quá trình hình thành và phát triển của Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đến Việt nam giải phóng quân...cũng là quá trình định hình từng bước công tác chính trị và phôi thai cơ quan công tác chính trị trong quân đội. Mặc dầu công tác chính trị trong các đơn vị tiền thân và Quân đội nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 còn giản đơn, nhưng là cơ sở vững chắc của sự ra đời TCCT và sự phát triển toàn diện với chất lượng ngày càng cao của công tác chính trị trong quân đội ở những thời kỳ tiếp sau.
Với trọng trách là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng trong xây dựng Quân đội về chính trị, TCCT là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Quá trình xây dựng, trưởng thành của TCCT gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội và sự nghiệp xây dựng quân đội về chính trị.
          Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.
          Chính vì ý nghĩa đó đầu năm 2000, thể theo nguyện vọng của Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng Cơ quan Tổng cục Chính trị (TCCT), Cục Chính trị có văn bản đề xuất Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng TCCT về việc xác định ngày truyền thống TCCT theo quy chế số 596 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về "Ngày truyền thống và các hoạt động nhân ngày truyền thống của quân đội và các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam".
Ngày 15 tháng 9 năm 2000 Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng đã quyết định lấy ngày 22 tháng 12 năm 1944 là ngày truyền thống của TCCT. Qua đó đã phản ánh đúng một sự thật lịch sử: "...Có Quân đội là có ngay sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công tác chính trị, một nhân tố thuộc về bản chất của quân đội cách mạng".
II - Cơ sở và ý nghĩa của sự kiện.
          1 - Cơ sở về lý luận.
          Một là: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là sự kiện đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.


Description: Su ra doi cua Dang - buoc ngoat lich su cua cach mang Viet Nam hinh anh 1
Nguyễn Tất Thành tại Hội nghị Versailles, Pháp.



- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổ chức thống nhất đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn : làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Vạch ra phương hướng cách mạng đúng đắn : sử dụng bạo lực của quần chúng theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, Việt Nam có nhiều đồng minh mới và cũng góp phần mình vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
          Ngay từ khi ra đời(3/2/1930) trong "Chính Cương vắn tắt", "Sách lược vắn tắt" của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định quan điểm bạo lực Cách mạng, tổ chức và lãnh đạo quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền. "Luận cương chính trị" tháng 10 năm 1930 của Đảng cũng nêu rõ vấn đề "Vũ trang cho công nông", "Lập quân đội công nông" và "Tổ chức đội tự vệ công nông". Cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Đảng ta rất coi trọng sự lãnh đạo chặt chẽ và khẳng định dứt khoát quyền lãnh đạo quân đội công nông, không phân quyền lãnh đạo cho bất kỳ một giai cấp, một tổ chức hay một đảng phái nào khác. Ngay từ những ngày đầu xây dựng các lực lượng vũ trang đầu tiên như Tự vệ đỏ trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng (1930-1931) cho đến đội Du kích Bắc Sơn, Nam kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941), Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (1944), Du kích Ba Tơ và Việt nam giải phóng quân (1945).   
          Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác lập cơ chế và vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội ngay từ khi tổ chức và xây dựng các lực lượng vũ trang đầu tiên, tiền thân là Tự vệ đỏ (xích vệ): "Từ Trung ương Chấp ủy tới mỗi thành ủy, tỉnh ủy phải tổ chức ngay quân ủy, quân ủy này, một bộ phận lo quân đội vận động, một bộ phận lo tổ chức và chỉ huy đội tự vệ. Trong các ban chỉ huy đội tự vệ ở cấp trung đội, đại đội, bên cạnh đội trưởng và phó đội trưởng có một đại biểu của Đảng. Đội trưởng và đại biểu của Đảng phải hợp tác mà chỉ huy, "Sự hành động hàng ngày thì phục tùng Đảng bộ tương đương. Sự hành động quân sự chung thì phục tùng thượng cấp tự vệ và Quân ủy Trung ương của Đảng" (Trích Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất của Đảng về đội tự vệ tháng 3/1935).
          Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương thông qua Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư Đảng khởi thảo, nêu rõ quan điểm của Đảng về chiến tranh cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
          Cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Luận cương Chính trị đã xác định những quan điểm của Đảng về đấu tranh cách mạng và lục lượng vũ trang cách mạng:
·        Bạo lực là phương thức cơ bản để giành chính quyền giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc.
·        Nhiệm vụ chính trị quyết định nhiệm vụ quân sự.
·        Đấu tranh cách mạng nói chung và đấu tranh vũ trang cách mạng nói riêng là sự nghiệp của nhân dân cả nước được tổ chức, lãnh đạo chặt chẽ.
·        Quân đội công nông cách mạng và lực lượng vũ trang quần chúng đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng. Đay là quan điểm quy định bản chất của quân đội, là vấn đề cơ bản nhất trong việc xây dựng quân đội và lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sau này.
          Những quan điểm quân sự bước đầu của Đảng đã được cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết - Nghệ Tĩnh " thành lập ngay ở khắp nơi một ủy ban cách mạng...; tổ chức những đội quân có nhiệm vụ bảo vệ những người bãi công và biểu tình".
§  Tự vệ đỏ Xô viết - tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
           Ngay từ khi ra đời trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, lực lượng Tự vệ đỏ đã cho thấy tính cách mạng ưu việt của mình. Và có lẽ hiếm có nước nào trên thế giới, cả lực lượng quân đội và an ninh đều được hình thành, phát triển lên từ một tổ chức tự vệ như ở nước ta.

Description: https://image2.baonghean.vn/w607/Uploaded/2019/rvp_bljun/1504167481741.jpg
Đội Tự vệ đỏ xã Phúc Sơn (Anh Sơn). Ảnh Tư liệu

          Lực lượng Tự vệ đỏ (có nơi còn gọi là Xích vệ) là một trong những lực lượng được Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ. Tuy chưa có một cơ cấu tổ chức thành hệ thống từ trên xuống dưới nhưng ở hầu hết các tổng, làng xã, thôn đều thành lập Tự vệ đỏ. 
          Đêm 30/4 rạng ngày 1/5/1930, cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh nổ ra khi hàng vạn công nhân và nông dân Vinh - Bến Thủy xuống đường mở đầu cuộc đấu tranh với chính quyền thực dân Pháp và chế độ phong kiến tay sai đòi tăng tiền lương, giảm giờ làm, giảm các loại sưu thuế…
          Những chiến sỹ Tự vệ đỏ tiêu biểu trong giai đoạn này gồm: Chu Huy Mân, Hoàng Trọng Trì, Trần Cảnh Bình (TP. Vinh); Nguyễn Công Thường (Thanh Chương); Nguyễn Hữu Sinh (Yên Thành)… Lịch sử cuộc đấu tranh tại vùng Vinh - Bến Thủy ghi nhận: Sáng 1/5/1930, người đội trưởng đội Tự vệ đỏ vùng Lộc Đa - Đức Thịnh Hoàng Trọng Trì cùng hàng trăm tự vệ khác dũng cảm cầm cờ búa liềm đi đầu đoàn biểu tình, vừa đi vừa hát Quốc tế ca và hô to các khẩu hiệu, cổ vũ quần chúng vững bước tiến lên. Địch kéo đến cản đường, đàn áp, các chiến sỹ tự vệ đã kết thành một khối bảo vệ quần chúng. 
          Tại ngã ba Bến Thủy, lịch sử cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh ghi nhận sự hy sinh anh dũng của chiến sỹ Nguyễn Đôn Nhoãn khi đã dũng cảm xông lên đoạt súng của địch nhằm không cho chúng bắn vào đoàn biểu tình; chiến sỹ Trần Cảnh Bình bị địch hạ sát khi leo lên cột đèn, dương cao ngọn cờ búa liềm cổ vũ tinh thần đấu tranh của công nhân, nông dân. Trong cuộc đấu tranh lần đầu tiên này đã có 7 chiến sỹ tự vệ đỏ hy sinh, 18 người bị thương, hơn 100 người khác bị địch bắt tra tấn dã man.
          Cũng sôi sục khí thế như khu vực Vinh - Bến Thủy, những người thuộc lực lượng Tự vệ đỏ vùng Hạnh Lâm (huyện Thanh Chương) bảo vệ 3.000 quần chúng đấu tranh phá đồn điền của tên Ký Viện. Ngày 1/9/1930, các đội Tự vệ đỏ ở các huyện Thanh Chương đã đánh phá đồn Rào Gang, tiến hành bắt giữ bọn hào lý các làng Xuân Bảng, Tú Viên, Xuân Tường, Phong Nậm, Nguyệt Bổng… Tự vệ đỏ ở tổng Đại Đồng phá cầu chợ Lạt chặn địch từ Đô Lương xuống. Tự vệ tổng Võ Liệt (Thanh Chương) bắt giữ 11 tên tổng lý và những tên nghi làm mật thám.
          Ngày 12/9/1930, có 8.000 nông dân Hưng Nguyên tập trung ở Ga Yên Xuân để đi biểu tình. Đội tự vệ đỏ đã bao vây nhà ga, bắt giữ sếp ga. Giặc Pháp đã cho máy bay ném bom chặn đoàn biểu tình ở Thái Lão làm nhiều người chết và bị thương, nhưng chúng không thể dập tắt được khí thế đấu tranh, vai trò tiên phong của lực lượng Tự vệ đỏ Nghệ Tĩnh.
          Tháng 10/1930, nhận thấy phong trào Xô viết dâng lên như vũ bão, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết nêu rõ: “Ngay từ bây giờ, Đảng phải tổ chức Bộ quân sự của Đảng để: Làm cho đảng viên được quân sự huấn luyện. Giúp công, nông hội tổ chức đội tự vệ. Vận động trong quân đội của bọn địch nhân…”. 
          Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và Xứ ủy Trung kỳ, chỉ trong thời gian ngắn lực lượng Tự vệ đỏ đã được tổ chức và kiện toàn lại. Tính đến tháng 10/1930 trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã có 411 đội Tự vệ đỏ với 9.148 đội viên. Tính cả 2 năm 1930 - 1931 qua cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã ra đời 436 đội Tự vệ đỏ với 15.434 đội viên. Trong đó huyện Thanh Chương có số đội đông nhất với 128 đội, huyện Anh Sơn 94 đội, Diễn Châu 58 đội…
          Tự vệ đỏ thực tế đã trở thành công cụ bạo lực vũ trang duy nhất của chính quyền Xô viết. Trong thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi Xứ ủy Trung Kỳ đã chỉ đạo nhiệm vụ của Tự vệ đỏ lúc này là “phải tập luyện quân sự, phải tìm kế mà cướp lấy súng địch, trật tự trong làng cho nghiêm, và khuyên dân cày bừa làm ăn bình thường”.
          Sau khi chính quyền Xô viết ra đời, thực dân Pháp và tay sai trở lại đàn áp phong trào cách mạng. Thực hiện chỉ đạo của Đảng, lực lượng Tự vệ đỏ vừa bảo vệ chính quyền Xô viết, vừa vận động, cổ vũ nhân dân đấu tranh chống khủng bố trắng và các thủ đoạn của địch. Các đội Tự vệ đỏ Hưng Dũng - Vinh, Thanh Chương, Anh Sơn, Nam Đàn, Môn Sơn (Con Cuông)… với tinh thần quả cảm đã bảo vệ các đồng chí lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, bảo vệ thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ nhất, giữ bí mật cho hoạt động của Xứ ủy Trung kỳ.
          Không những thế, các đảng bộ cơ sở kết hợp với lực lượng Tự vệ đỏ đã phát động phong trào đấu tranh bằng nhiều hình thức như: Rải truyền đơn cảnh cáo bọn tay sai, bao vây đồn địch, phục kích ngăn chặn các cuộc tuần tiễu, trừng trị những tên tay sai gian ác. Tiêu biểu có các sự kiện: Tự vệ đỏ huyện Nghi Lộc trừng trị tên tri huyện Tôn Thất Hoàn; Tự vệ đỏ huyện Yên Thành phá vỡ âm mưu rước cờ vàng, phát thẻ quy thuận của thực dân Pháp và tay sai tại Tràng Kè; Tự vệ đỏ Phúc Sơn (huyện Anh Sơn) trừ khử tên đồn trưởng Pháp Piere và 11 tên tay sai…
          Qua 2 năm đấu tranh cách mạng, từ chỗ chỉ có những chiến sỹ xung kích treo cờ đỏ, rải truyền đơn, lực lượng Tự vệ đỏ đã phát triển thành một lực lượng quan trọng trong cao trào cách mạng 1930 - 1931. 
            Tiếp đó vào tháng 1 năm 1931, khi thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng, Ban thường vụ Trung ương Đảng kịp thời chỉ thị: "Một vấn đề rất quan trọng cho sự đấu tranh của quần chúng công nông bây giờ là tổ chức đội tự vệ của công nông".
Ø Như vậy, từ những vấn đề vừa mang tính chất cấp bách, vừa lâu dài, vừa định hướng, vừa lãnh đạo thực hiện liên quan đến vận mệnh của dân tộc, của đất nước, đặt ra cho Đảng ta xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo phải có nguyên tắc, dựa vào cương lĩnh, đồng thời phải có Nghị quyết lãnh đạo trong từng thời kỳ phù hợp với đặc điểm thì cách mạng mới thành công.
          Trước hết, Đảng xác định "phải tổ chức ra đội tự vệ của công nông" là vấn đề quan trọng trong đường lối lãnh đạo của mình. Từ đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất của Đảng đã xác định những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng đội tự vệ "Tổ chức tự vệ...phải có các đội thường trực cương quyết, có thao luyện, biết mình, biết cảnh, biết quân thù, có hệ thống chỉ huy cứng cáp...
          Công nông cách mạng tự vệ đặt dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung ương Quân ủy Đảng cộng sản: lấy sản nghiệp và làng hay xã làm cơ sở tổ chức".
          Nghị quyết về đội tự vệ xác định rõ biên chế tổ chức từ tiểu đội, trung đội, đại đội đến đại đoàn...Quy định từ trung đội trở lên có đội trưởng, đội phó và một đại biểu Đảng cộng sản chỉ huy; đồng thời khẳng định: "Luôn luôn phải giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt nhất của Đảng trong tự vệ...phải đem Đảng viên và đoàn viên cương quyết nhất vào tự vệ và các cấp bộ chỉ huy. Đội trưởng và đại biểu Đảng phải tập hợp mà chỉ huy..."
          Những vấn đề cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ nhất về đội tự vệ, đã khẳng định ngay từ những năm đầu thành lập, Đảng ta đã rất coi trọng việc lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Để đội tự vệ hoàn thành được nhiệm vụ trước mắt và chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho việc phát triển thành quân đội công nông cách mạng, Đảng ta đã xác định quyền lãnh đạo và tổ chức, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với đội tự vệ - tiền thân của du kích quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và quân đội cách mạng của nhân dân ta sau này.
          Sự lớn mạnh của lực lượng Tự vệ đỏ ở Nghệ An và Hà Tĩnh là một trong những cơ sở để Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3/1935) họp tại Ma Cao (Trung Quốc) đã ban hành Nghị quyết riêng về phương pháp bạo lực cách mạng, khẳng định: Tự vệ đỏ càng mạnh thì tức là có điều kiện thuận lợi để sau này tổ chức du kích chiến tranh, vũ trang bạo động”.
          Đại hội chủ trương thành lập đội tự vệ công nông thường trực làm nòng cốt của các phong trào bạo động vũ trang giành chính quyền. Trên cơ sở chiến lược này, từ các đội Tự vệ đỏ hình thành trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Đảng đã xây dựng và rèn luyện những đội quân tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đó là các đội du kích Bắc Sơn, Vũ Nhai, Cao Bằng, Đô Lương, Nam Kỳ; đội Tự vệ cứu quốc, Cứu quốc quân…
          Nhằm tăng cường sự lãnh đạo đối với phong trào cách mạng nói chung và đội tự vệ nói riêng, từ ngày 27 đến 31/3/1935, tại Ma Cao (Trung Quốc), Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp, trong đó có Nghị quyết về Đội tự vệ. Nghị quyết Đội tự vệ tổng kết kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của đội tự vệ công nông trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, nêu rõ mục đích tổ chức, nguyên tắc xây dựng, hoạt động của đội tự vệ công nông.

Description: http://btlsqsvn.org.vn/Portals/0/2017-12-29%20Quan%20diem%20dau%20tien%20cua%20Dang%20xd%20LLVTcm%2030-35-3.jpg
Các đồng chí tự vệ Đỏ thuộc chiến khu Hỏa Quân
và Đông Sở trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
         
          Mục đích của Đội tự vệ là: Ủng hộ quần chúng hàng ngày; Ủng hộ quần chúng trong các cuộc đấu tranh; Ủng hộ các cơ quan cách mạng và chiến sĩ cách mạng của công nông; Quân sự huấn luyện cho lao động cách mạng. Chống quân thù giai cấp tấn công và làm cho vận động cách mạng phát triển thắng lợi.
          Về hình thức tổ chức Đội tự vệ, Nghị quyết nhấn mạnh: “Công nông tự vệ đội phân biệt với Du kích đội, nó cũng không phải là hồng quân; hồng quân, du kích đội không phải bao giờ muốn tổ chức thì tổ chức được ngay, còn Đội tự vệ hễ có cách mạng vận động dù yếu mấy cũng có thể là cần phải tổ chức ngay. Tự vệ đội càng mạnh thì tức là có điều kiện thuận tiện để sau này tổ chức du kích chiến tranh, võ trang bạo động, hồng quân”.
          Về nguyên tắc xây dựng Đội tự vệ công nông, Nghị quyết nêu rõ: Thứ nhất là phải xây dựng về mặt chính trị. Đó là phải xác định rõ bản chất giai cấp, bản chất cách mạng của Đội tự vệ. Tính chất của Đội tự vệ là loại hình nửa quân sự của quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là công nhân và nông dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thứ hai là phải xây dựng về mặt tổ chức, biên chế, trang bị và huấn luyện “Công nông cách mạng tự vệ đội là dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung ương, quân ủy của Đảng Cộng sản, lấy sản nghiệp và làng hay xã làm cơ sở tổ chức”.
          Nghị quyết cũng nhấn mạnh cơ chế lãnh đạo, chỉ huy của Đội tự vệ đó là giữ quyền chỉ huy của Đảng trong tự vệ thường trực: “Từ Trung ương cấp ủy đến mỗi thành ủy, tỉnh ủy phải tổ chức ngay quân ủy, quân ủy này một bộ phận thì lo… tổ chức và chỉ huy Đội tự vệ”. Trong các ban chỉ huy Đội tự vệ ở cấp trung đội và đại đội, bên cạnh đội trưởng và đội phó có một đại biểu Đảng. Đội trưởng và đại biểu Đảng phải hợp tác mà chỉ huy.
          Thành phần của Đội tự vệ gồm những người lao động có nhiệt tình, cương quyết, không phân biệt trai gái, dân tộc, từ 18 tuổi trở lên, được giáo dục về chức trách, nhiệm vụ chính trị của mình.
          Nguyên tắc kỷ luật của Đội tự vệ là “hành động hàng ngày thì phục tùng Đảng bộ tương đương. Sự hành động quân sự chung thì phục tùng thượng cấp tự vệ và quân ủy tương đương của Đảng. Đội trưởng và đại biểu Đảng có bất đồng ý kiến thì do Đảng ủy tương đương, hay do thượng cấp quân ủy giải quyết. Kỷ luật Tự vệ công nông cách mạng không phải là kỷ luật nhà binh, nhưng cũng nghiêm khắc. Không thỏa hiệp được với tính lười biếng, rụt rè và bất tuân mệnh lệnh thượng cấp”. Trong nội bộ của Đội tự vệ phải thực hiện dân chủ.

Description: http://btlsqsvn.org.vn/Portals/0/2017-12-29%20Quan%20diem%20dau%20tien%20cua%20Dang%20xd%20LLVTcm%2030-35-4.jpg
Tranh sơn mài Xô Viết Nghệ Tĩnh của Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Sĩ Ngọc,
Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ
         
          Về biên chế, tổ chức, Nghị quyết xác định: Đội tự vệ gồm từ 5 đến 9 người tổ chức thành một tiểu đội. Ba tiểu đội tổ chức thành một trung đội. Ba trung đội tổ chức thành một đại đội, cứ theo phép “tam tam chế” mà tổ chức lên. Căn cứ vào sự phát triển của lực lượng cách mạng ở mỗi xí nghiệp, mỗi làng xã mà tổ chức các tiểu đội, trung đội, đại đội tự vệ công nông phù hợp. Đó là các đội tự vệ thường trực. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc huấn luyện quân sự cho quần chúng tham gia công tác tự vệ. Như vậy, trong tổ chức đội tự vệ, vừa có lực lượng nòng cốt là các lực lượng thường trực, vừa có lực lượng quần chúng trung kiên tham gia. Đây là quan điểm thể hiện toàn dân tham gia xây dựng LLVT ban đầu của Đảng.
          Về vấn đề trang bị, Nghị quyết chỉ ra: bên cạnh một số vũ khí thô sơ tự trang bị (gậy gộc , giáo mác, kiếm…) phải tìm cách thu được súng của địch mà trang bị cho mình, càng nhiều vũ khí càng tốt. Về công tác huấn luyện quân sự tập trung vào huấn luyện về kỹ thuật và chiến thuật cho tự vệ biết cách sử dụng các loại vũ khí thông thường, biết chiến thuật đánh trong thành phố, chiến thuật du kích chiến tranh.
          Nghị quyết Đội tự vệ là những quan điểm đầu tiên, rất cơ bản, rất toàn diện của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng với hình thức là đội tự vệ công nông. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành quan điểm đường lối quân sự của Đảng trong những năm đầu mới thành lập. Những quan điểm nêu trên sau này đã được Đảng và đồng chí Nguyễn Ái Quốc bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước và trở thành bộ phận cấu thành quan điểm về vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam.
          Có thể khẳng định, từ hình thức ban đầu là tự vệ (bán vũ trang) rồi đội du kích thoát ly tập trung đến mô hình tổ chức lực lượng vũ trang đầu tiên là đội tự vệ, rồi trong cao trào cách mạng 1930-1931 các đội tự vệ công nông lần lượt được ra đời ở cả ba miền Bắc, Trung , Nam. Ban đầu các đội tự vệ công nông (Tự vệ đỏ) là một hình thức tổ chức bán vũ trang của quần chúng, cho đến khi Xô-Viết ra đời ở Nghệ-Tĩnh nó trở thành tổ chức vũ trang ban đầu theo hình thức “Hồng quân công nông”. Trên cơ sở đội tự vệ công nông hình thành, phát triển, Đại hội lần thứ nhất của Đảng đã ra Nghị quyết về Đội tự vệ, nêu ra những quan điểm đầu tiên về nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, biên chế, trang bị, huấn luyện và hoạt động của Đội tự vệ. Đó là những quan điểm rất cơ bản của Đảng để sau này xây dựng các đội du kích, tự vệ chiến đấu trong những năm tiếp theo.
          Như vậy, dựa trên quan điểm Mác - Lênin, tiếp thu tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang và thực tiễn dựng n­ước, giữ nư­ớc của dân tộc ta và thực tiễn các cuộc khởi nghĩa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Đảng ta trong những năm 1930-1935 đã hình thành những quan điểm đầu tiên về xây dựng lực lượng vũ trang, về công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang. Những quan điểm này còn đư­ợc bổ sung phát triển trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang sau này.
          Kể từ ngày thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự nuôi dưỡng, đùm bọc của nhân dân, lực lượng Dân quân tự vệ đã cùng toàn dân, toàn quân lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
          Kế thừa truyền thống “Trăm họ là binh”, “Cả nước chung sức đánh giặc” của dân tộc, vận dụng quan điểm: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng giành độc lập dân tộc.
Description: http://images1.baoninhthuan.com.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/hanhlt/ba20to-2015-03-27-15-45.jpg
Đội du kích Ba Tơ tuyên thệ “Hy sinh vì Tổ quốc”. (Ảnh tư liệu)

          Ngay sau khi thành lập, Đảng luôn quan niệm sức mạnh của cách mạng bắt nguồn từ quần chúng, đề ra chủ trương “vũ trang công nông”, coi khởi nghĩa vũ trang là sự nghiệp của đông đảo quần chúng. Nghị quyết về “Đội tự vệ” được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ Nhất 28/3/1935 khẳng định: “Tự vệ đội càng mạnh thì tức là có điều kiện thuận lợi để sau này tổ chức du kích chiến tranh, võ trang bạo động, Hồng quân”. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Đảng về tổ chức, chỉ đạo xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ - một dấu ấn quan trọng mở ra thời kỳ mới, khởi đầu của tư tưởng vũ trang toàn dân và chiến tranh nhân dân.
          Ngay sau khi có Nghị quyết của Đảng, các đội tự vệ công nông mang tính chất là những tổ chức vũ trang quần chúng ra đời, đây là tiền thân của các đội Cứu quốc quân, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân sau này. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ và du kích đã hỗ trợ quần chúng kịp thời đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945, Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Để bảo vệ vững chắc thành quả vừa mới giành được, lực lượng Dân quân tự vệ sát cánh cùng các lực lượng vũ trang cách mạng đập tan ý đồ quấy rối, chống phá của các thế lực thù địch phản động.

Description: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình

          Ngay sau cách mạng tháng 8/1945, từ phong trào vũ trang toàn dân, chỉ trong một thời gian ngắn, các đội tự vệ, đội du kích cứu quốc mà nòng cốt là tự vệ chiến đấu đã được Mặt trận Việt Minh tổ chức và phát triển rộng khắp ở các làng, xã, phố, phường trong cả nước, thực sự là công cụ chuyên chính chủ yếu bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng và chính quyền cách mạng còn non trẻ, cùng với các đội du kích Bắc Sơn, du kích Ba Tơ, hàng nghìn đội tự vệ, tự vệ chiến đấu ở khắp các địa phương trên cả nước được thành lập và không ngừng phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng, chuẩn bị trực tiếp cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, lực lượng tự vệ và tự vệ chiến đấu khắp Bắc - Trung - Nam đã đóng vai trò xung kích cùng với Việt Nam giải phóng quân kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị của hàng triệu quần chúng vùng lên đánh bại giặc ngoại, thù trong, giành chính quyền về tay nhân dân trong phạm vi cả nước.
Description: http://media.baotintuc.vn/2014/12/15/22/18/TUVE%20%282%29.jpg
Các chiến sỹ tự vệ chiến đấu ở Hà Nội đào hầm hào,
xây công sự sẵn sàng chiến đấu trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ảnh: Tư liệu
          Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), lực lượng dân quân, du kích và tự vệ được phát triển rộng khắp trong cả nước và ngày càng lớn mạnh. Từ chỗ là lực lượng vũ trang quần chúng do Mặt trận Việt Minh chỉ đạo, dân quân, du kích và tự vệ đã từng bước được thống nhất về tổ chức, là một bộ phận trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do các xã đội, huyện đội, tỉnh đội chỉ đạo, chỉ huy và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp. 
          Theo thời gian, cùng với sự phát triển của cuộc kháng chiến, lực lượng dân quân, du kích và tự vệ đã ngày càng phát triển, trở thành một lực lượng hùng hậu trên khắp các miền. Để giúp Đảng, Chính phủ lãnh đạo và quản lý thống nhất dân quân, tự vệ và du kích, Phòng Dân quân tự vệ (nay là Cục Dân quân tự vệ) và hệ thống cơ quan dân quân tự vệ từ quân khu đến các địa phương được thành lập. Đây là bước phát triển mới về chất của lực lượng dân quân, du kích và tự vệ, tạo thành sức mạnh to lớn cho thế và lực của cách mạng.
          Trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ, bằng các loại vũ khí thô sơ tự tạo và vũ khí lấy được của địch, phải đương đầu với quân đội viễn chinh Pháp được trang bị hiện đại, lực lượng dân quân, du kích và tự vệ đã cùng nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, kiên cường bám đất, bám dân, bám địa bàn tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận lớn quân địch, phá tề, trừ gian. Lực lượng dân quân, du kích tích cực phối hợp với bộ đội địa phương và các đơn vị chủ lực trên địa bàn chống địch càn quét; bao vây, bức hàng, bức rút nhiều đồn bốt địch, mở rộng các khu căn cứ và vùng giải phóng; kiềm chế, căng kéo lực lượng địch, buộc địch phải phân tán đối phó, tạo điều kiện và góp phần cùng bộ đội chủ lực thực hiện nhiều chiến dịch lớn, giành quyền chủ động chiến lược đi đến giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. 
          Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, số quân địch do lực lượng dân quân, du kích, tự vệ và bộ đội địa phương tiêu diệt chiếm tới 46,4% tổng số lực lượng địch bị tiêu diệt; kiềm chế, phân tán trên 90% tổng số lực lượng địch trên toàn chiến trường. Có thể khẳng định rằng, lực lượng dân quân, du kích và tự vệ đã đóng góp công sức và xương máu vô cùng to lớn vào chiến công chung của toàn dân tộc.
          Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dân quân tự vệ và du kích là lực lượng đông đảo nhất, không thoát ly sản xuất, được tổ chức ở các thôn, xã, làng, bản, cùng với nhân dân đánh giặc giữ làng, chống địch càn quét khủng bố, làm thất bại âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của chúng. Dân quân tự vệ và du kích được trang bị vũ khí thô sơ: giáo, mác, gậy gộc, cung nỏ, cùng với súng đạn tự chế, địa lôi, hầm chông, bẫy đá…. sử dụng cách đánh linh hoạt tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, tạo thế và lực cho các hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực tiến công tiêu diệt lớn quân địch trên chiến trường chính. Những đội du kích như: Hoàng Ngân (Hưng Yên), Tán Thuật (Thái Bình), … cùng tên tuổi những người anh hùng như: Phạm Thị Vân, Nguyễn Thị Chiên… thực sự trở thành nỗi kinh hoàng đối với quân xâm lược Pháp. Bên cạnh đó, dân quân du kích còn là lực lượng quan trọng tham gia mở đường, vận chuyển hàng hóa, vũ khí đạn dược, vận chuyển và chăm sóc thương bệnh binh cho các hướng chiến trường, nhất là đối với những chiến dịch quy mô lớn. Có thể nói, đây là lực lượng có mặt trong hầu hết các mặt hoạt động và góp phần rất to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ; buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam và cho phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới.

Description: http://media.baotintuc.vn/2014/12/15/22/18/TUVE%20%282%29.jpg
Các chiến sỹ tự vệ chiến đấu ở Hà Nội đào hầm hào,
xây công sự sẵn sàng chiến đấu trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

          Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước ta phải tạm thời chia cắt làm hai miền, Đảng chủ trương tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, lực lượng Dân quân tự vệ tích cực tham gia hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, khôi phục và đẩy mạnh sản xuất; đồng thời, tham gia tuần tra bảo vệ an ninh nội địa, kịp thời phát hiện và bắt gọn nhiều toán biệt kích của địch tung ra phá hoại miền Bắc. Trong chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ, lực lượng phòng không Dân quân tự vệ miền Bắc không ngừng phát triển nhanh về quân số, tăng cường về vũ khí trang bị tương đối hiện đại như: Súng máy phòng không 12,7mm, 14,5mm; pháo cao xạ 37mm đến 100mm..., cơ cấu tổ chức biên chế được sắp xếp lại phù hợp với tình hình mới. Theo đó, Dân quân tự vệ đã thực sự trở thành một trong những bộ phận quan trọng của lực lượng phòng không nhân dân, thực hiện khẩu hiệu hành động “tay cày tay súng, tay búa tay súng”, tạo dựng nên lưới lửa phòng không tầm thấp vô cùng lợi hại, cùng với bộ đội Phòng không - Không quân, Công an nhân dân chủ động đánh và đánh thắng các hành động “cướp” trời của không quân Mỹ, bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Bên cạnh đó, lực lượng Dân quân tự vệ các địa phương ven biển đã chủ động tuần tra, kịp thời phát hiện, bắn chìm, bắn cháy nhiều tàu chiến địch. Những hình ảnh sống động cùng thời gian như: Trung đội dân quân Nam Ngạn, trung đội Lão dân quân Hoằng Hóa, trung đội nữ dân quân Hậu Lộc (Thanh Hóa); đại đội nữ pháo binh dân quân Ngư Thủy (Quảng Bình); đội tự vệ phòng không nhà máy cơ khí Mai Động, đội tự vệ phòng không nhà máy cơ khí Hà Nội…, cùng những tấm gương điển hình như: Ngô Thị Tuyển, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Viễn, … thực sự là minh chứng hào hùng, khắc ghi sâu đậm trong lịch sử Dân quân tự vệ Việt Nam.

Description: Đại đội dân quân nữ pháo binh Ngư Thuỷ - Đơn vị Anh hùng LLVTND thời kỳ chống Mỹ.  Ảnh Tư liệu
Đại đội dân quân nữ pháo binh Ngư Thuỷ-Đơn vị Anh hùng LLVTND thời kỳ chống Mỹ.

                Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam (1955 – 1975), lực lượng dân quân, du kích ở tiền tuyến lớn đã chủ động đánh địch bằng mọi thứ vũ khí, vận dụng các hình thức đánh địch hết sức phong phú, sáng tạo trên khắp 3 vùng chiến lược. Đồng thời, lược lượng dân quân, du kích kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, thực hành 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận), hình thành thế trận chiến đấu, phát triển các căn cứ chiến đấu, vành đai du kích, vành đai diệt Mỹ… bám trụ kiên cường, giữ thế xen kẽ, cài răng lược với địch.
          Lực lượng du kích và tự vệ đã phối hợp với nhân dân tại chỗ đấu tranh quyết liệt chống địch dồn dân lập “khu trù mật”, lập “ấp chiến lược”; độc lập và phối hợp với bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực trong mọi hoạt động, góp phần đánh bại các chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” và các biện pháp chiến lược của Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hòa: “Bình định”, “Ấp chiến lược”, “Tát nước bắt cá” và các chiến lược chiến tranh như “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”… Mặc dù địch có phương tiện cơ động bằng máy bay và cơ giới, nhưng chúng vẫn phải phân tán tới 90% quân số để đối phó với lực lượng vũ trang địa phương ta. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, lực lượng du kích, tự vệ phối hợp với bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực và nhân dân tiến công và nổi dậy đồng loạt “đánh cho ngụy nhào” góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
          Cùng với tiền tuyến lớn miền Nam, lực lượng dân quân tự vệ ở hậu phương lớn miền Bắc đã tích cực tham gia cải cách ruộng đất, đánh đổ địa chủ, phong kiến, khôi phục và đẩy mạnh sản xuất; tham gia bắt gọn nhiều toán biệt kích Mỹ – Việt Nam cộng hòa tung ra miền Bắc. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, lực lượng dân quân tự vệ đã được tổ chức rộng khắp phối hợp với bộ đội, công an và nhân dân thực hiện “tay cày tay súng, tay búa tay súng”, chiến đấu liên tục ngày đêm, hình thành lưới lửa phòng không nhiều tầng dày đặc vô cùng lợi hại bắn rơi nhiều máy bay địch, bắt sống hàng trăm tên giặc lái và hàng chục toán biệt kích, bắn chìm và bắn cháy nhiều tàu chiến địch. Lực lượng dân quân tự vệ còn làm tốt công tác phòng không nhân dân ở cơ sở, xây dựng nhiều công trình phòng tránh, khắc phục hậu quả đánh phá của địch, tiến hành rà bom mìn, thủy lôi, chống phong tỏa bằng đường biển… Đã có 183 triệu lượt người được huy động tham gia đảm bảo giao thông, phục vụ chiến đấu, phòng tránh sơ tán khắc phục hậu quả do địch gây ra, chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam giành thắng lợi.
          Dân quân tự vệ có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, tiếp tục xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp có chất lượng ngày càng cao, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu chiến lược bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.
          Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, lực lượng dân quân tự vệ ngày càng phát triển và lớn mạnh không ngừng - thực sự là một lực lượng không thể thiếu của chiến tranh nhân dân Việt Nam, là lực lượng hậu bị bổ sung trực tiếp và kịp thời cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người Anh Cả của các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã khẳng định: “Bộ đội tập trung chỉ có thể lớn mạnh trên cơ sở một lực lượng hậu bị hùng hậu mà dân quân tự vệ là nòng cốt”. Điều đó đã được tổng kết đúc rút thành những nguyên tắc tổ chức, lý luận phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển lực lượng Dân quân tự vệ, du kích trong những năm qua và hiện nay.
          Trong giai đoạn cách mạng mới, toàn Đảng, toàn dân càng thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; trong đó, Dân quân tự vệ là một bộ phận trọng yếu, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự quản lý, điều hành của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan quân sự các cấp; là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cơ sở.

Description: http://images1.baoninhthuan.com.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/hanhlt/tr9b-2015-03-27-15-45.jpg
Dân quân tự vệ là một bộ phận trọng yếu trong giai đoạn cách mạng mới

          Để không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu, việc tiếp tục kế thừa và vận dụng kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình đấu tranh cách mạng vào việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, biên chế Dân quân tự vệ theo hướng chuyên môn hoá, tinh nhuệ, nâng cao hiệu suất chiến đấu, phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới... là việc làm thường xuyên và cần thiết; đồng thời, cần tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; chuyển hướng mạnh hơn nữa hoạt động của Dân quân tự vệ vào nhiệm vụ bảo vệ trị an, phòng chống gây rối, bạo loạn, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu chống chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức.
          Có thể nói, trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam được tổ chức, xây dựng vững mạnh trong hai cuộc kháng chiến và có bước phát triển mới sau khi đất nước được thống nhất. Lực lượng Dân quân tự vệ luôn tỏ rõ bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, là lực lượng chiến lược trong nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở địa phương, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Qua thực tiễn xây dựng, chiến đấu và trưởng thành cùng những đóng góp vô cùng to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt 8 thập kỷ qua, Dân quân tự vệ Việt Nam đã và sẽ mãi là “là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã” - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định. Lực lượng Dân quân tự vệ chính là một trong những nhân tố quyết định bảo đảm cho chúng ta thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
          Hai là: Nghị quyết về "Điều lệ của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc quân" của Hội Nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3 năm 1941) cũng xác định: "Mỗi trung đội, đại đội và liên tiểu tổ du kích có đội trưởng, đội phó chỉ huy quân sự, còn về chính trị có một chính trị chỉ đạo viên".
          Trung öông Ñaûng hoïp Hoäi nghò laàn thöù 8 taïi röøng Khuoåi Naäm, Paéc Boù, Cao Baèng, do laõnh tuï Nguyeãn AÙi Quoác chuû trì. Treân cô sôû phaân tích tình hình theá giôùi, Ñoâng Döông, Hoäi nghò tieáp tuïc xaùc ñònh giaûi phoùng daân toäc laø nhieäm vuï caáp baùch haøng ñaàu cuûa caùch maïng Vieät Nam vaø Ñoâng Döông: “Trong luùc naøy neáu khoâng giaûi quyeát ñöôïc vaán ñeà daân toäc giaûi phoùng, khoâng ñoøi ñöôïc ñoäc laäp, töï do toaøn theå daân toäc, thì chaúng nhöõng toaøn theå quoác gia daân toäc coøn chòu maõi kieáp ngöïa traâu, maø quyeàn lôïi cuûa boä phaän, cuûa giai caáp ñeán vaïn naêm cuõng khoâng ñoøi laïi ñöôïc”.
          Töø nhieäm vuï cô baûn treân, Trung öông Ñaûng nhaän ñònh: “Cuoäc caùch maïng Ñoâng Döông keát lieãu baèng moät cuoäc khôûi nghóa vuõ trang” vaø quyeát ñònh xuùc tieán chuaån bò moïi maët ñeå tieán tôùi khôûi nghóa vuõ trang. Hoäi nghò cuõng xaùc ñònh: neáu khoâng coù phong traøo ñaáu tranh chính trò saâu roäng cuûa quaàn chuùng caùch maïng thì khoâng theå khôûi nghóa giaønh thaéng lôïi. Vì vaäy, vieäc chuû yeáu, quan troïng tröôùc heát laø tuyeân truyeàn toå chöùc quaàn chuùng, “môû roäng vaø cuûng coá caùc toå chöùc cöùu quoác”. Treân cô sôû caùc toå chöùc chính trò roäng raõi, vöõng chaéc cuûa quaàn chuùng caùch maïng maø toå chöùc ra löïc löôïng vuõ trang vöõng maïnh: “Trong caùc ñoaøn theå cöùu quoác, ta laïi löïa choïn nhöõng phaàn töû haêng haùi, trung thaønh hôn toå chöùc ra Vieät Nam töï veä cöùu quoác hoäi vaø tieåu toå du kích”. Hoäi nghò coù nghò quyeát rieâng veà “Ñieàu leä cuûa Vieät Nam tieåu toå du kích cöùu quoác” vaø xaùc ñònh: töø hai tieåu toå du kích trôû leân thì toå chöùc thaønh lieân tieåu toå, coù ban chæ huy, trong ñoù coù uûy vieân chính trò. Sau khi ñaùnh ñuoåi ñöôïc ñeà quoác, phaùt xít Phaùp, Nhaät, seõ thaønh laäp moät “Chính phuû nhaân daân cuûa Vieät Nam daân chuû coäng hoøa” vaø “Toå chöùc Vieät Nam nhaân daân caùch maïng quaân”.
          Ñöôïc söï chæ ñaïo cuûa ñoàng chí Hoaøng Quoác Vieät – uûy vieân trung öông Ñaûng, ngaøy 15 thaùng 9 naêm 1941, taïi röøng Khuoân Maùnh, thoân Ngoïc Myõ, Traøng Xaù, Voõ Nhai, Thaùi Nguyeân, Trung ñoäi Cöùu quoác quaân 2 ñöôïc thaønh laäp, goàm 47 ngöôøi, toå chöùc thaønh 5 tieåu ñoäi. Löïc löôïng ñaûng vieân ñöôïc toå chöùc thaønh moät chi boä, laõnh ñaïo toaøn trung ñoäi. Sau khi thaønh laäp moät thôøi gian ngaén, Trung öông ñaõ cöû ñoàng chí uûy vieân Thöôøng vuï Xöù uûy Baéc Kyø laøm uûy vieân chính trò.
          Thöïc hieän Nghò quyeát Hoäi nghò Trung öông Ñaûng laàn thöù 8, phong traøo vaän ñoäng giaûi phoùng daân toäc, xaây döïng Maët traän Vieät Minh soâi noåi roäng khaép ñòa baøn caên cöù ñòa ôû Vieät Baéc vaø nhieàu ñòa phöông trong caû nöôùc. Ñoàng thôøi, löïc löôïng töï veä vuõ trang, tieâu bieåu laø Cöùu quoác quaân cuõng ñöôïc chaêm lo xaây döïng veà nhieàu maët, ñaëc bieät laø giaùo duïc chính trò.
          Ñöôïc söï chæ ñaïo tröïc tieáp cuûa ñoàng chí Hoaøng Quoác Vieät, Cöùu quoác quaân 2 ñöôïc giaùo duïc theo moät chöông trình goàm: Chöông trình Vieät Minh, möôøi ñieàu kyû luaät, chieán thuaät du kích vaø kyõ thuaät chieán ñaáu. Cöùu quoác quaân coøn ra ñöôïc tôø baùo laáy teân laø “Baéc Sôn”, goàm caùc phaàn tieáng Kinh, tieáng Taøy vaø moät soá chöõ Haùn, duøng cho giaùo duïc noäi boä vaø laøm taøi lieäu cho caùn boä, chieán só ñi coâng taùc cô sôû.
          Thôøi gian naøy löïc löôïng vuõ trang caùch maïng caàn môû caùc lôùp ñaøo taïo quaân söï, taøi lieäu huaán luyeän do laõnh tuï Nguyeãn AÙi Quoác, laáy teân laø Hoà Chí Minh ñaõ bieân soaïn moät soá taøi lieäu quyù veà chieán thuaät du kích ñeå huaán luyeän cho caùc ñoäi töï veä, nhö: Caùch ñaùnh du kích, Kinh nghieäm du kích Trung Hoa, Kinh nghieäm du kích Phaùp. Ngöôøi coøn dòch: “Pheùp duøng binh cuûa Toân Töû”, “Saùch daïy laøm töôùng cuûa Khoång Minh” vaø ñaët chung moät ñaàu ñeà laø “Caùch huaán luyeän caùn boä quaân söï”…;  Taùc phaåm: “Ngöôøi chính trò vieân” cuûa ñoàng chí Phaïm Vaên Ñoàng vaø cuoán “Coâng taùc chính trò trong löïc löôïng vuõ trang nhaân daân caùch maïng” cuûa ñoàng chí Voõ Nguyeân Giaùp.
          Cuoái naêm 1941, laõnh tuï Hoà Chí Minh chæ thò thaønh laäp ñoäi voõ trang ôû Cao Baèng goàm 12 ngöôøi, do ñoàng chí Leâ Quaûng Ba chæ huy. Ñoäi coù nhieäm vuï giöõ vöõng ñöôøng giao thoâng lieân laïc: ñoàng thôøi tuyeân truyeàn vaän ñoäng vaø tham gia huaán luyeän du kích, töï veä chieán ñaáu.
          Thaùng 2 naêm 1943, Ban thöôøng vuï Trung öông Ñaûng hoïp quyeát ñònh chuaån bò khôûi nghóa vuõ trang, ñeà ra nhöõng chuû tröông caàn kíp ñaåy maïnh coâng cuoäc giaûi phoùng daân toäc khoûi aùch ñoâ hoä cuûa thöïc daân Phaùp vaø phaùt xít Nhaät. Veà vaán ñeà chuaån bò khôûi nghóa, Thöôøng vuï Trung öông Ñaûng neâu roõ: “… Phaûi laøm cho chieán tranh du kích sinh soâi naûy nôû thaønh moät cuoäc khôûi nghóa cuûa nhaân daân toaøn Xöù. Phaûi luoân tieán coâng quaân ñòch vaø giöõ ñòa vò chuû ñoäng. Phaûi phoái hôïp vôùi daân chuùng quaáy roái sau löng ñòch khoâng cho chuùng bao vaây kinh teá cuõng nhö quaân söï”. Vaø “… Phaûi coù muïc rieâng nghieân cöùu chieán thuaät vaø kinh nghieäm khôûi nghóa. Phaûi phoå bieán trong daân chuùng nhöõng taøi lieäu nghieân cöùu chieán thuaät du kích; ñoàng thôøi phaûi huaán luyeän quaân söï cho nhöõng toå chöùc aáy… ñaëng ñöa quaàn chuùng tieán tôùi khôûi nghóa”.
          Hội nghị quyết định xây dựng những tổ chức  tiểu tổ du kích, du kích chính thức; ra Nghị định: "Ðiều lệ của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc", một tổ chức quân sự rộng rãi của quần chúng có khả năng tiến hành chiến tranh du kích và quyết định thành lập các căn cứ địa cách mạng. Ðối với phong trào cách mạng Bắc Sơn, Hội nghị quyết định giao cho Ban Thường vụ Trung ương Ðảng (gồm các đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ) trực tiếp chỉ đạo việc duy trì và phát triển lực lượng du kích Bắc Sơn; đồng thời cử một số cán bộ quân sự chính trị tăng cường cho Ban chỉ huy bổ sung lực lượng cho Ðội du kích Bắc Sơn.
          Ðầu năm 1941, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai lan rộng, lôi cuốn nhiều dân tộc trên thế giới vào cuộc chiến tranh này. Ở Ðông Dương quân Pháp đầu hàng quân Nhật và cấu kết với chúng đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Ðông Dương. Tháng 5-1941, sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, về nước với tư cách là đại biểu của quốc tế cộng sản đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng họp từ ngày 10 đến 19-5-1941, tại Pác Bó - Cao Bằng.

Description: http://vanhien.vn/file/image/vb742jszhim7aeqbhsern5yofhkpqgyf
Lán Khuổi Nậm  (Pác Bó - Cao Bằng) , nơi họp Hội nghị Trung ương 8.

          Hội nghị Trung ương 8 nhận định: "Nhiệm vụ cấp bách nhất được đặt ra lúc này là làm thế nào huy động mọi lực lượng để cứu nước giải phóng dân tộc... Muốn thế phải đoàn kết toàn dân, tập hợp các đoàn thể, Hội Cứu quốc, các tầng lớp nhân dân...". Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh; đổi tên các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc trước đây thành các hội cứu quốc cho phù hợp với nhiệm vụ cứu nước mới. Việt Minh công bố tuyên ngôn, chương trình và Ðiều lệ Việt Minh. Chương trình Việt Minh gồm 46  điểm. Ðó là các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, v.v. Tinh thần cơ bản của chính sách ấy là: "Cốt đáp ứng hai điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: 1là Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. 2là Làm cho nhân dân Việt Nam được sung sướng tự do".
          Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 8, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang của Ðảng bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh xây dựng các đội vũ trang cách mạng tập trung làm nòng cốt cho phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, chuẩn bị cho khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng địa phương. Thực hiện chủ trương về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với các lực lượng vũ trang và để cho phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Ðội du kích Bắc Sơn được đổi tên thành Ðội Cứu quốc quân Bắc Sơn và được nâng lên thành Trung đội Cứu quốc quân 1 để làm nòng cốt phát triển lực lượng vũ trang và mở rộng căn cứ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trong cả nước. Trung đội gồm có 37 người được biên chế thành 3 tiểu đội. Ban chỉ huy trung đội gồm: Phùng Chí Kiên, Ủy viên Trung ương Ðảng - Chỉ huy trưởng, Lương Văn Tri - Chính trị viên, Chu Văn Tấn - Chỉ huy phó. Ban Chỉ huy Trung đội Cứu quốc quân 1 và Trung đội Cứu quốc quân 2 đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Trung ương Ðảng.
          Ngày 15-9-1941, Trung đội Cứu quốc quân 2 được thành lập gồm 47 người (có 3 nữ). Ban chỉ huy Trung đội gồm Chỉ huy trưởng Chu Văn Tấn, Nguyễn Cao Ðàm - Chính trị viên - Chỉ đạo viên, Trần Văn Phấn, Chỉ huy phó. Trung đội biên chế 5 tiểu đội. Nhiệm vụ trước mắt của Trung đội Cứu quốc quân 2 là đấu tranh chống địch khủng bố, diệt ác, trừ gian, củng cố và phát triển các đội tự vệ làm nguồn bổ sung cho Cứu quốc quân, củng cố và mở rộng địa bàn hoạt động ra các nơi, duy trì tiếng súng đấu tranh để cổ vũ phong trào cách mạng toàn quốc. Trung đội Cứu quốc quân 2 đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Trung ương Ðảng.
          Ban chỉ huy Cứu quốc quân 2 tổ chức tuyển chọn thanh niên, du kích gia nhập Cứu quốc quân. Ðến cuối tháng 10-1941, Trung đội Cứu quốc quân 2 phát triển lên 70 người, biên chế 7 tiểu đội, do đồng chí Ðào Văn Trường, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ làm Bí thư Ðảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Cao Ðàm làm Chính trị viên - Chỉ đạo viên; Các chỉ huy phó gồm Chu Văn Tấn, Lê Dục Tôn, Trần Văn Phấn. Trung đội Cứu quốc quân 2 thành lập một chi bộ, mỗi tiểu đội có một tổ Ðảng lãnh đạo. Giữa vòng vây của quân thù, cán bộ và chiến sĩ Trung đội Cứu quốc quân 1 cùng tự vệ và quần chúng nhân dân anh dũng chiến đấu chống địch khủng bố, bảo vệ các đồng chí Trung ương về xuôi an toàn (7-1941). Trung đội Cứu quốc quân 2 vừa học tập chính trị, huấn luyện quân sự, vừa đánh một số trận tiêu biểu là các trận Khuôn Kẹn (2-10-1941), Khuôn Ba (5-10-1941), Khuôn Ðã (15-10-1941), Mỏ Mùng (12-10-1941), Tràng Xá (31-10-1941)... gây cho địch nhiều thiệt hại. Ta bảo vệ, phát triển lực lượng và mở rộng được căn cứ. Chúng đã gọi Cứu quốc quân là "hùm xám Bắc Sơn".
          Ngày 25-2-1944, Trung đội Cứu quốc quân 3 được thành lập gồm 30 người, do đồng chí Triệu Khánh Phương làm Trung đội trưởng, đồng chí Phương Cương làm Chính trị viên, đồng chí Chu Phóng làm Trung đội phó. Ðồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Ðảng công nhận, trao cờ đỏ sao vàng và giao nhiệm vụ cho Trung đội chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.
          Trung đội Cứu quốc quân 3 ra đời đánh dấu sự phát triển của Cứu quốc quân. Từ một trung đội phát triển thành ba trung đội, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn thuộc các huyện Võ Nhai, Ðình Cả, Ðại Từ, Ðịnh Hóa, Phú Lương (Thái Nguyên), Bắc Sơn, Bình Gia, Tràng Ðịnh (Lạng Sơn), Yên Thế, Hữu Lũng (Bắc Giang). Sau khi Trung đội Cứu quốc quân 3 được thành lập, địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân đã mở rộng xuống Sơn Dương (Tuyên Quang), giáp Lập Thạch (Vĩnh Yên) và Hàm Yên, Na Hang (Tuyên Quang),... Tại các địa phương này, Cứu quốc quân đã tổ chức và huấn luyện cấp tốc về quân sự, chính trị được nhiều trung đội, tiểu đội vũ trang, phối hợp với quần chúng bảo vệ trật tự, trị an làng bản, bảo vệ cơ sở cách mạng, tổ chức quần chúng vào các Hội Cứu quốc quân. Nhờ có lực lượng cách mạng hùng hậu bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nên căn cứ địa cách mạng ngày càng mở rộng, chính quyền cách mạng được xây dựng ở nhiều địa phương. Các đơn vị Cứu quốc quân ngoài việc khẩn trương củng cố, gây dựng cơ sở còn tranh thủ huấn luyện quân sự, phát động phong trào tự mua sắm vũ khí, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia.

Description: http://vanhien.vn/file/image/5mjtzn5bcc9bvvsd6auo3gdk3g51yew6
Lán Nà Lừa (Tân Lập, Tân Trào. Tuyên Quang), nơi lãnh tụ Hồ Chí Minh
thường gặp và trao đổi công việc với Võ Nguyên Giáp  và các cán bộ Trung ương

          Giữa năm 1944, tình hình thế giới có những biến đổi nhanh chóng. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn quyết liệt. Quân đội Xô-viết phản công quân Ðức thắng lợi trên nhiều mặt trận. Ở mặt trận Thái Bình Dương, lực lượng Pháp hoạt động ráo riết, chờ quân Ðồng Minh đổ bộ vào các nước Ðông Dương sẽ nổi lên đánh Nhật, khôi phục lại quyền thống trị của chúng.
          Trước tình hình đó, ngày 7-5-1944, theo chủ trương của Trung ương Ðảng, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về "Sửa soạn khởi nghĩa" để đẩy mạnh phong trào cách mạng lên một bước mới.
          Chấp hành chủ trương của Trung ương Ðảng và chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh, Ban chỉ huy Cứu quốc quân 2 và 3 khẩn trương triển khai xây dựng các đội tự vệ, du kích, huy động nhân dân quyên góp tiền của để mua sắm vũ khí. Ðồng thời phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ công tác của Cứu quốc quân đến từng địa phương tuyên truyền đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa và tổ chức huấn luyện quân sự, chính trị ngắn ngày cho tự vệ, du kích.
          Không khí cách mạng sôi sục khắp các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang. Ðịa bàn hoạt động của Cứu quốc quân ngày càng mở rộng. Hoảng sợ trước phong trào cách mạng của nhân dân, cuối tháng 10-1944, thực dân Pháp tập trung bao vây mở cuộc càn quét lớn vào khu căn cứ Võ Nhai, tiến hành khủng bố phong trào cách mạng Võ Nhai, tiêu diệt Cứu quốc quân. Cứu quốc quân cùng tự vệ và nhân dân đã mưu trí, anh dũng đánh lui nhiều đợt tấn công của địch.
          Những tháng cuối năm 1944, trong lúc trên thế giới phe Ðồng Minh đang phản công và tiến công phe phát-xít trên khắp các mặt trận, thì ở Việt Nam, theo chủ trương và kế hoạch của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn đã sẵn sàng khởi nghĩa. Giữa lúc đó, đồng chí Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở về Cao Bằng. Người chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Cao - Bắc - Lạng và khẳng định phải đẩy mạnh đấu tranh chính trị hơn nữa để phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang chuẩn bị đón thời cơ.
          Từ sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 năm 1941 và Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (1-1943) phong trào chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang trên toàn quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ. Trên cơ sở đó, lực lượng vũ trang cách mạng cũng có bước phát triển. Lúc này phong trào đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang ở căn cứ địa Việt Bắc, phong trào cách mạng ở miền xuôi ngày càng phát triển, uy tín của Việt Minh ngày càng tăng. Đế quốc Pháp lâm vào thế hoảng hốt, chúng tiến hành cuộc càn quét lớn vào các căn cứ địa của ta.
          Trước  tình hình đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định: "...Cuộc chiến tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự, song hiện nay chính trị còn trọng hơn quân sự...".
          Ðể đáp ứng với yêu cầu cách mạng, đồng chí Hồ Chí Minh chủ trương thành lập đội vũ trang tuyên truyền và vạch ra những nét chính về hình thức tổ chức, xây dựng và hoạt động của nó. Theo tinh thần đó, tháng 12-1944, Người viết Chỉ thị thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và ủy nhiệm đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp tổ chức, chỉ đạo khi Ðội hình thành.
          Ba là: Trong Chæ thò thaønh laäp Ñoäi Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân thaùng 12 naêm 1944, Chuû tòch Hoà Chí Minh neâu roõ: “Ñoäi Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân nghóa laø chính trò troïng hôn quaân söï. Noù laø ñoäi tuyeân truyeàn”.
          Veà toå chöùc löïc löông, chæ thò nhaán maïnh: “Seõ choïn loïc trong haøng nguõ du kích Cao – Baéc – Laïng soá caùn boä vaø ñoäi vieân kieân quyeát, haêng haùi nhaát vaø seõ taäp trung moät phaàn lôùn vuõ khí ñeå laäp ra ñoäi chuû löïc”.
          Ñoái vôùi vaán ñeà ñaáu tranh vuõ trang vaø chieán tranh caùch maïng, chæ thò cuûa laõnh tuï Hoà Chí Minh xaùc ñònh: Cuoäc khaùng chieán cuûa ta laø cuoäc khaùng chieán toaøn daân, vuõ trang toaøn daân, neân khi xaây döïng boä ñoäi chuû löïc vaãn coù nhieäm vuï dìu daét caùc ñoäi vuõ trang ñòa phöông, giuùp ñôõ veà huaán luyeän.
          Chæ thò xaùc ñònh roõ chieán thuaät caàn vaän duïng ñeå ñaùnh ñòch; vai troø, tieàn ñoà cuûa Ñoäi Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân, vaø ñaëc bieät neâu roõ nguyeân taéc hoaït ñoäng cuûa Ñoäi laø: phaûi döïa vaøo daân, döïa chaéc vaøo daân thì keû ñòch khoâng theå naøo tieâu dieät ñöôïc; toå chöùc cuûa Ñoäi phaûi laáy chi boä Ñaûng laøm haït nhaân laõnh ñaïo.
          Töø ñaây, ñoàng chí Voõ Nguyeân Giaùp ñöôïc laõnh tuï Hoà Chí Minh uûy nhieäm ñaõ long troïng tuyeân boá thaønh laäp Ñoäi vaø ñoïc dieãn töø neâu roõ: “Nhieäm vuï cuûa Ñoaøn theå uûy thaùc cho chuùng ta laø moät nhieäm vuï quan troïng, naëng neà. Chính trò troïng hôn quaân söï, tuyeân truyeàn troïng hôn taùc chieán; nhieäm vuï aáy coù tính chaát laø moät nhieäm vuï giao thôøi… ñeå keâu goïi toaøn daân ñöùng daäy, chuaån bò cô sôû veà chính trò vaø quaân söï cho cuoäc khôûi nghóa sau naøy…”
2. Cô sôû thöïc tieãn vaø nhöõng hoaït ñoäng chính trò cuûa Ñoäi Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân:
Ø  Thöïc hieän chæ thò cuûa Chuû tòch Hoà Chí Minh, ngaøy 22/12/1944 ñaõ chính thöùc dieãn ra Leã thaønh laäp Ñoäi Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân - Ñoäi quaân chuû löïc ñaàu tieân cuûa Quaân ñoäi nhaân daân Vieät Nam. Laàn ñaàu tieân Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam coù cöông lónh chính trò veà boä ñoäi chuû löïc. Ñoäi Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân laø ñoäi quaân chuû löïc ñaàu tieân coù lyù luaän chính trò. Ñaëc bieät, Ñoäi ñaõ coù chi boä Ñaûng tröïc tieáp laõnh ñaïo hoaït ñoäng moïi maët. Ñoäi coù 4 ñaûng vieân coäng saûn thaønh laäp moät chi boä. Moät tuaàn sau, ñoäi Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân phaùt trieån thaønh ñaïi ñoäi vaø Ban coâng taùc chính trò ra ñôøi goàm: Tröôûng ban laø chính trò vieân ñaïi ñoäi, ba chính trò vieân trung ñoäi vaø moät ñoàng chí coù naêng löïc hoaït ñoäng coâng taùc chính trò.

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/0/0f/VNtuyentruyenGPQ.gif
Buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân Ngày 22/12/1944; Võ Nguyên Giáp (bìa trái), Hoàng Văn Thái cầm cờ (là người đội mũ cối).


          Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng và đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
          Dưới lá cờ đỏ sao vàng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã long trọng đọc 10 lời tuyên thệ, chính thức đánh dấu sự ra đời của hoạt động Công tác Đảng, Công tác Chính trị gắn liền với sự ra đời, phát triển, trưởng thành của Quân đội ta.
          Việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam.
          Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của lãnh tụ Hồ Chí Minh tuy ngắn nhưng rất súc tích. Bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta như: Vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách mạng, phương châm xây dựng 3 thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị của lực lượng võ trang, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật du kích của lực lượng võ trang.
          Hồ Chủ tịch nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta".
          Thực hiện chỉ thị của đồng chí Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ðội gồm 34 cán bộ, chiến sĩ, do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách kế hoạch tác chiến, đồng chí Văn Tiên quản lý. Ðội biên chế thành 3 tiểu đội, Đội có 4 Đảng viên cộng sản được tổ chức thành một chi bộ để lãnh đạo mọi mặt. Vũ khí của đội gồm 2 súng thật, 17 súng trường và 14 súng kíp. Việc cung cấp bảo đảm dựa hoàn toàn vào dân.
           Để thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, cán bộ và chiến sĩ đẩy mạnh công tác vũ trang tuyên truyền trong mọi hoạt động. Ðến đâu, Ðội đều tuyên truyền đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh, vận động quần chúng tổ chức cơ sở chính trị và lực lượng tự vệ chiến đấu của địa phương.

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/6/66/DoivienVNtuyentruyenGPQ.jpg/640px-DoivienVNtuyentruyenGPQ.jpg
34 đội viên đầu tiên của lực lượng Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

          Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời trong lúc Cứu quốc quân đang chiến đấu quyết liệt chống địch khủng bố ở Võ Nhai. Trước tình hình đó, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khẩn trương chuẩn bị hoạt động. Ðội đã liên tiếp đánh thắng hai trận Phai Khắt (25-12) và Nà Ngần (26-12). Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần cùng với những thắng lợi của Cứu quốc quân, các đội du kích, tự vệ ở các địa phương đã góp phần củng cố, mở rộng khu căn cứ Cao - Bắc - Lạng và Thái Nguyên - Tuyên Quang; đồng thời cổ vũ và động viên toàn dân đẩy mạnh phong trào đấu tranh, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.

Description: http://vanhien.vn/file/image/i1uykkdodl6mqwhr71schd111m1lct84
Đồn Phai Khắt bị Đội VNTTGP quân tiêu diệt

          Chấp hành chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (12-3-1945) của Ban Thường vụ Trung ương Ðảng và hưởng ứng phong trào kháng Nhật, cứu nước, các trung đội Cứu quốc quân 2, 3 cùng Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và các đội du kích, tự vệ chiến đấu hỗ trợ nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Ngày 26-3-1945, Cứu quốc quân 3 cùng tự vệ địa phương tiến đánh quân địch ở Chợ Chu (Thái Nguyên), giải phóng châu lỵ, hỗ trợ quần chúng phá trại giam Chợ Chu, giải thoát hơn 30 tù chính trị, phá kho thóc chia cho dân nghèo, xóa bỏ chính quyền địch, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc lâm thời phủ Ðịnh Hóa. Tiếp đó, chiều 29-3-1945, Cứu quốc quân cùng tự vệ địa phương tiến công bao vây, làm chủ phủ lỵ huyện Ðại Từ. Trong khi đó, một bộ phận Cứu quốc quân hoạt động ở Tuyên Quang đã phối hợp cùng tự vệ và nhân dân các địa phương khởi nghĩa giải phóng các châu Sơn Dương (11-3), Yên Sơn, Na Hang, Hàm Yên (1-4). Ở Thái Nguyên, một bộ phận Cứu quốc quân cùng tự vệ và quần chúng giải phóng La Hiên (10-4). Ở Bắc Giang, Cứu quốc quân cùng tự vệ địa phương đột nhập vào phủ lỵ Yên Thế (15-4), tiếp đó bao vây châu lỵ Hữu Lũng...
          Tại Cao Bằng, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chia thành ba bộ phận: Một bộ phận đánh chiếm đồn Sóc Giang, giải phóng châu lỵ Hà Quảng rồi tiến sang Bắc Quang (Hà Giang). Một bộ phận chiến đấu dọc biên giới Việt - Trung từ Bảo Lạc sang Thất Khê, vòng xuống Bình Gia. Một bộ phận thực hiện giải phóng các châu lỵ Ngân Sơn, Chợ Rã, Chợ Ðồn (Bắc Cạn) rồi tiến xuống Chợ Chu (Thái Nguyên)...
          Ở Quảng Ngãi, Ðội vũ trang xung kích Ba Tơ đã mưu trí, dũng cảm đánh chiếm đồn Ba Tơ, giải tán chính quyền địch (11-3). Tại các vùng giải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập.
          Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc đánh Nhật, từng bước giành thắng lợi, tiến tới chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, từ ngày 15 đến 20-4-1945, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa (Bắc Giang) do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Ðảng chủ trì. Ðây là Hội nghị quân sự đầu tiên của Ðảng. Về xây dựng lực lượng vũ trang, Hội nghị quyết định thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cùng các tổ chức vũ trang khác thành một lực lượng vũ trang thống nhất mang tên Việt Nam giải phóng quân để cùng nhân dân tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa.
          Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, ngày 15-5-1945, lễ thống nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang cách mạng khác được tổ chức ở Ðịnh Biên, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
          Việt Nam giải phóng quân có chỉ huy thống nhất và hệ thống tổ chức do Ðảng lãnh đạo. Bộ Chỉ huy của Việt Nam giải phóng quân gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Ðăng Ninh và Chu Văn Tấn.
          Ngày 4-6-1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị cán bộ sáu tỉnh Việt Bắc để bàn việc lập khu giải phóng. Tại Hội nghị, lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ thị công nhận tên "Việt Nam giải phóng quân" cho toàn thể bộ đội trong nước, đồng thời chỉ thị thành lập Khu giải phóng.
          Ðầu tháng 6-1945, Việt Nam giải phóng quân cùng du kích, tự vệ và nhân dân đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Nhật, bảo vệ vững chắc căn cứ địa cách mạng của cả nước. Thắng lợi này đánh dấu bước tiến bộ nhanh về trình độ đánh du kích của Việt Nam giải phóng quân.
          Ðược thống nhất về lãnh đạo, chỉ huy, Việt Nam giải phóng quân sớm trở thành lực lượng nòng cốt trong chiến đấu, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng. Khi thời cơ đến, các đơn vị giải phóng quân cùng tự vệ chiến đấu, du kích và quần chúng nhân dân tiến đánh một số thị trấn, thị xã và những vị trí quan trọng, góp phần cùng toàn dân giành chính quyền thắng lợi trên cả nước.
          Trong khi Việt Nam giải phóng quân đang tiến đánh thị xã Thái Nguyên, Tuyên Quang, thì một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại đã diễn ra: Ngày 19-8, nhân dân Hà Nội đã khởi nghĩa giành được chính quyền. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội đã động viên mạnh mẽ phong trào khởi nghĩa trong cả nước.
          Các đơn vị Việt Nam giải phóng quân ở khu giải phóng Việt Bắc, ở các chiến khu Quang Trung, Trần Hưng Ðạo và chiến khu Vĩnh Sơn - Núi Lớn đã phối hợp với tự vệ, du kích và nhân dân nổi dậy giành chính quyền tại các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ngãi.
          Ngày 23-8-1945, Chi đội 3 giải phóng quân sau khi tham gia giải phóng Thái Nguyên, tiến về Hà Nội. Ngày 2-9-1945, tại Ba Ðình (Hà Nội), Việt Nam giải phóng quân, tự vệ chiến đấu cùng hàng chục vạn nhân dân mít-tinh mừng thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Việt Nam Giải phóng quân, tự vệ và đồng bào diễu hành, biểu dương quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Giữa tháng 9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chấn chỉnh, mở rộng và đổi tên Việt Nam giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn - quân đội của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
·        Kháng chiến chống Pháp
          Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội đã "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công trở lại ở Nam Bộ. Riêng tại Bắc Bộ, Nam Trung bộ, Nam bộ và cả Tây Nguyên cũng có những tổ chức vũ trang do các giáo phái hoặc các đảng phái quốc gia thành lập và lãnh đạo chống Pháp, một số hợp tác với Việt Minh, một số chống Việt Minh.
          Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam,  được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàntiểu đoànđại đội... Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Lực lượng này tồn tại trên toàn quốc, nhiều đội du kích nổi tiếng và còn dư âm đến tận bây giờ, tiêu biểu như du kích Nha Trang, du kích Ba Tơ, Bến Tre... Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự.  Ngoài lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam, tại miền Nam thời điểm này còn có các đơn vị quân sự khác do các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên và các đảng phái quốc gia như Đại ViệtViệt Nam Quốc dân Đảng chỉ huy. Trong thời kỳ 1945–1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền... Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ. (Xem bài Chiến sĩ "Việt Nam mới").

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/4/40/Dai_doan_308_Bac_Ho.jpg/220px-Dai_doan_308_Bac_Ho.jpg

          Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực mạnh. Có súng máy hạng nặng và súng cối. Hầu hết các đơn vị bộ đội chủ lực được thành lập tại Việt Bắc, và từ sau năm 1949, nhiều đơn vị được huấn luyện tại các doanh trại của Trung Quốc ở Vấn Sơn (Wenshan), Long Châu (Long Zhou), Tĩnh Tây (Jing Xi) và Tư Mao (Szu Mao). Họ nhận được các trang thiết bị tốt hơn, các tuyến tiếp vận từ Trung Quốc vào Bắc Kỳ được phục vụ bằng một đội xe tải lên đến gần 600 chiếc vào cuối năm 1953. Bộ đội chủ lực được huấn luyện kỹ lưỡng bởi các chuyên viên huấn luyện giàu kinh nghiệm của Trung Quốc, 261 chuyên viên cũng vượt biên giới vào Bắc Kỳ vào tháng 7 năm 1950 để thực hiện nhiệm vụ cố vấn. Gan dạ và được chỉ huy tốt, bộ đội chủ lực tạo thành một đạo quân vận động quy mô lớn dưới quyền trực tiếp của tướng Giáp và các cấp phó của ông. Đội hình chủ lực đầu tiên là Liên Trung đoàn 308 được thành lập vào tháng 8 năm 1949, bao gồm các trung đoàn 308, 92 và 102. Đến cuối năm 1949, nó trở thành Đại đoàn 308, được bổ sung thêm các trung đoàn 174 và 209, từng được trang bị và huấn luyện tại Trung Quốc. Các sư đoàn bộ đội chủ lực có một phiên chế gồm 3 trung đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn pháo binh; trong đó mỗi trung đoàn lại bao gồm 4 tiểu đoàn bộ binh và một đơn vị vũ khí hạng nặng (thông thường là 4 khẩu pháo 75mm, 4 khẩu cối 120mm). Các đơn vị hỗ trợ phát triển chậm chạp, bởi vì hầu hết pháo và cối hạng nặng đều được giữ lại để dành cho đội hình song song của đại đoàn "công pháo" được đánh số là 351. Quân số của sư đoàn ban đầu ở mức khoảng 12.000 người, và sau này được thiết đặt ở mức khoảng 10.000 người. Mỗi tiểu đoàn 800 người có 20 khẩu súng máy, 8 khẩu cối 82mm, 3 khẩu súng không giật 75mm và một số súng ba-dô-ka thêm vào cho các vũ khí loại nhỏ.

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/02/Vietnam_People%27s_Army_signal.jpg/218px-Vietnam_People%27s_Army_signal.jpg
Quân huy Quân đội nhân dân Việt Nam

          Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh thành thạo việc đánh công kiên. Một vài trung đoàn trong số này còn tồn tại đến nay.[15] Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950–1951) gồm các đại đoàn 304308312316320351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong đại đoàn 351 như trung đoàn 237 (cối lớn), trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư đoàn 351 còn được gọi là bộ binh nặngcông pháo (công binh, pháo binh). Đại đoàn Bình Trị Thiên (sư 325) do Trần Quý Hai chỉ huy được thành lập ở miền Trung.
          Từ giai đoạn 1948-1949, một lực lượng bản xứ đã được thành lập trong chiến lược Da vàng hóa chiến tranh, cũng mang tên Quân đội Quốc gia Việt Nam. Quân đội này được thành lập dựa trên Hiệp định quân sự giữa Pháp và chính phủ Quốc gia Việt Nam (trực thuộc Liên hiệp Pháp) bằng cách đặt một số đơn vị quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của chính quyền Bảo Đại. Tuy nhiên, quyền quyết định tối cao trên chiến trường vẫn thuộc về người Pháp.  Quân đội Quốc gia Việt Namtham chiến cùng quân đội Pháp chống lại quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và đây chính là tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau này.
          Để tránh nhầm lẫn với quân đội của Bảo Đại, bắt đầu từ giai đoạn này quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dần chuyển sang sử dụng danh xưng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mặc dù vậy danh xưng chính thức trên các văn bản hành chính vẫn sử dụng tên gọi Quân đội Quốc gia Việt Nam.
          Đến cuối năm 1951, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thành lập được các sư đoàn sau: Đại đoàn 304 (gồm các trung đoàn 9, 57, 66 và tiểu đoàn pháo binh 345); Đại đoàn 308 (gồm các trung đoàn 36, 88, 102); Đại đoàn 312 (gồm các trung đoàn 141, 165, 209 và tiểu đoàn pháo binh 154); Đại đoàn 316 (gồm các trung đoàn 98, 174, 176 và đại đội vũ khí hạng nặng 812); Đại đoàn 320 (gồm các trung đoàn 48, 52, 64). Vào cuối năm đó, Đại đoàn 325 cũng được thành lập - ít nhất về mặt hành chính - từ các trung đoàn 18, 95 và 101 ở khu vực Thừa Thiên của Trung Kỳ.
          Ngoài ra, còn có các trung đoàn độc lập tại Bắc Kỳ là: 148 (vùng trung du), 42, 46 và 50 (vùng châu thổ sông Hồng), 238 và 246 (bảo vệ các an toàn khu tại Việt Bắc); tại Trung Kỳ có các trung đoàn độc lập là 96, 108 và 803; còn tại Nam Kỳ có Trung đoàn Đồng Nai (các tiểu đoàn 301, 302, 303 và 304), Trung đoàn Đồng Tháp Mười (các tiểu đoàn 307, 309 và 311, hoạt động tại vùng Đồng Tháp Mười), Trung đoàn 300 (khu vực Phú Mỹ), Trung đoàn 950 (cho các chiến dịch đánh Sài Gòn), Trung đoàn Cửu Long (các tiểu đoàn 308, 310 và 312, hoạt động tại vùng Trà Vinh) và Trung đoàn Tây Đô (các tiểu đoàn 402, 404 và 406, hoạt động tại vùng Cần Thơ).
          Đến năm 1953, các đơn vị của Đại đoàn Công pháo 351 gồm có: Trung đoàn Công binh 151, Trung đoàn vũ khí nặng 237 (cối 82mm), Trung đoàn pháo binh 45 (lựu pháo 105mm), Trung đoàn pháo binh 675 (sơn pháo 75mm và cối 120mm), và Trung đoàn phòng không 367 (pháo phòng không 37mm và súng máy cỡ đạn 50cal).

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/ae/Victory_in_Battle_of_Dien_Bien_Phu.jpg/220px-Victory_in_Battle_of_Dien_Bien_Phu.jpg
Quân đội nhân dân Việt Nam phất cao lá cờ chiến thắng

          Các nguồn tư liệu đưa ra con số khác nhau về quân số của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, nhưng vào đầu năm 1947 họ có tổng cộng khoảng 50.000 bộ đội chủ lực, 30.000 bộ đội địa phương và 50.000 dân quân du kích. Vào mùa hè năm 1950, khoảng 25.000 bộ đội địa phương được nâng cấp lên thành bộ đội chủ lực, đem lại cho tướng Giáp khoảng 60 tiểu đoàn chủ lực cho chiến dịch đầu tiên của ông. Những con số ước tính vào các năm kế tiếp như sau: đến cuối năm 1951 có 110.000 bộ đội chủ lực, từ 200.000 đến 250.000 bộ đội địa phương và dân quân du kích; mùa hè năm 1952 có 110.000 bộ đội chủ lực, 75.000 bộ đội địa phương và 120.000 dân quân du kích; mùa xuân năm 1953 có 125.000 bộ đội chủ lực, 75.000 bộ đội địa phương và 250.000 dân quân du kích[18].
          Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ XX. Sau năm 1954, bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam tại miền Nam (dưới vĩ tuyến 17) cùng với thành viên Việt Minh (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Quân đội nhân dân Việt Nam có khoảng 24 vạn quân chủ lực và gần 1 triệu du kích.
          Thiếu tá Bi-gia, đã có kinh nghiệm chiến trường chín năm liền ở Đông Dương, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc xây dựng cứ điểm đến khi đầu hàng, đã bày tỏ sự kính trọng của mình đối với Quân đội nhân dân Việt Nam: "Tôi đã thấy họ khởi sự từ những khẩu súng bất kỳ như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 km trong đêm tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại hạng và họ đã đánh bại được chúng ta".[19]
          Ngày 24 tháng 9 năm 1954, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra quyết định số 400/TTg quy định "Quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ nay gọi thống nhất là: QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM". Danh xưng này được sử dụng cho đến ngày nay.
·                  Kháng chiến chống Mỹ
          Sau 1954, Hoa Kỳ bắt đầu nhảy vào Đông Dương thế chân Pháp. Kế thừa chính sách Da vàng hóa chiến tranh của Pháp, Hoa Kỳ hỗ trợ chế độ Việt Nam Cộng hòa từ chối thi hành hiệp định Geneve, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam và ngăn chặn đến cùng sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Với mục tiêu "đánh đổ sự thống trị thực dân mới của Mỹ", ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu ĐQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trong thời kỳ đầu, hầu hết quân Giải phóng là người miền Nam, về sau được tăng viện thêm bộ đội hành quân từ miền Bắc vào.

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c3/Viet_Cong002.jpg/200px-Viet_Cong002.jpg
Du kích Nam bộ của Quân đội nhân dân Việt Nam

          Người Mỹ thường phân biệt Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (mà Mỹ gọi là "Việt Cộng", hoặc vi-xi) với Quân đội nhân dân Việt Nam (mà Mỹ gọi là "Quân đội Bắc Việt Nam") và cho rằng đây là hai quân đội khác nhau. Nhưng thực ra, Quân Giải phóng miền Nam là một bộ phận không tách rời của Quân đội nhân dân Việt Nam[20] Cũng như cuộc chiến chống Pháp trước đó, cuộc chiến chống Mỹ của người Việt Nam ngay từ ban đầu đã mang tính chất toàn quốc, với sự tham chiến của cả ba miền. Người miền Nam đã trực tiếp đánh Mỹ ở tuyến đầu, còn miền Bắc chi viện và bổ sung nhân lực cho chiến trường miền Nam. Trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam đóng ở chiến trường miền Nam và Campuchia, Lào luôn tồn tại tỷ lệ lớn bộ đội có lý lịch quê quán ở miền Nam. Trong hàng ngũ du kích, bộ đội địa phương (chia thành các "huyện đội, tỉnh đội"), tỷ lệ người miền Nam chiếm đại đa số. Trong suốt chiến tranh, nhân dân cả ba miền Việt Nam luôn đoàn kết, ủng hộ và là hậu phương to lớn tiếp sức cho Quân đội nhân dân Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Chính người dân miền Nam đã đóng góp hàng trăm nghìn chiến sĩ cho Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như chịu những hy sinh lớn nhất với 29.220 trong số 44.253 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (chiếm tỷ lệ 2/3) là người miền Nam,[21] huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (cũng thuộc miền Nam) là huyện có nhiều liệt sĩ nhất Việt Nam với 18.773 người.[22] Công trình tiêu biểu về sự can trường của người dân miền Nam chống Mỹ chính là địa đạo Củ Chi, chỉ cách Sài Gòn 70 km; và nhân dân huyện Củ Chi cũng đã có 10 nghìn thanh niên (cả nam và nữ) hy sinh khi chiến đấu trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1955 đến ngày 28/4/1975.

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/92/Nvamarch2.jpg/180px-Nvamarch2.jpg
Bộ đội vượt Trường Sơn vào miền Nam.

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/3/36/Chi%E1%BA%BFc_v%C3%B5ng_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_S%C6%A1n.JPG/180px-Chi%E1%BA%BFc_v%C3%B5ng_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_S%C6%A1n.JPG
Chiếc võng Trường Sơn

          Về mặt chính trị và lãnh đạo, Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam là một nhưng về pháp lý đây là hai đội quân độc lập. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có lực lượng xuất thân từ mọi miền Việt Nam, không có gì phân biệt về vùng miền, tổ chức, chỉ huy. Nguồn gốc của Quân Giải phóng là lực lượng bán vũ trang của Quân đội nhân dân Việt Nam đóng ở miền Nam Việt Nam (không bị buộc phải tập kết theo Hiệp định Geneva 1954), kết hợp cả bộ phận tăng viện từ miền Bắc cũng như chiêu mộ những người chống Mỹ tại miền Nam, tạo thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Cán bộ, chỉ huy và chiến sĩ có cả giọng nói Bắc và Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định họ là lực lượng đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam chứ không chỉ riêng vùng miền nào.
          Với mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào",  Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã liên tiếp làm phá sản 3 chiến lượcchiến tranh của Mỹ, bất chấp việc Mỹ vào lúc cao điểm đã huy động hơn một nửa lực lượng quân đội cho chiến trường Việt Nam. Sau nhiều năm sa lầy và chịu những tổn thất lớn về người và của, Mỹ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam bằng việc ký kết hiệp định Paris năm 1973.  Mất đi sự tham chiến của quân đội Mỹ và viện trợ quân sự dồi dào, chỉ 2 năm sau, hơn 1 triệu quân Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh tan chỉ sau vỏn vẹn 55 ngày đêm của chiến dịch Mùa Xuân 1975. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới nay, quân đội Mỹ phải chấp nhận thất bại trong một cuộc chiến tranh.
          Tướng Lindsey Kiang là một nhà sử học Mỹ có nhiều năm công tác tại Việt Nam. Ông nhận xét: Trong mắt nhiều lính Mỹ, bộ đội Việt Nam là những người có kỷ luật, chiến đấu thông minh và rất gan dạ. Ông nói:
          Đã gần 50 năm kể từ khi những người lính Mỹ đặt chân đến Việt Nam. Đối với nước Mỹ, đó là khởi đầu của một cuộc chiến dài, cay đắng và không nhận được nhiều sự ủng hộ. Đối với người dân Việt Nam, cuộc chiến còn tàn phá khủng khiếp hơn, nhưng cuối cùng họ đã thắng và giành được độc lập, thống nhất, điều mà họ khao khát đã quá lâu rồi.
          Tất cả những điều tôi đọc, tôi nghe được từ họ đều toát lên một sự tôn trọng dành cho các cựu chiến binh Việt Nam, bất kể đó là Giải phóng quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hay quân chính quy từ miền Bắc vào. Những nhận xét đó thường là: Bộ đội Việt Nam thông minh, tiết tháo, có kỹ năng và lòng quyết tâm. Họ cũng là những người dũng cảm tuyệt vời trước hỏa lực khủng khiếp của pháo binh và không quân Mỹ. Nhiều cựu chiến binh Mỹ thường nhắc lại với niềm cảm phục sâu sắc khả năng chống đỡ của đối thủ dưới làn đạn mà những trận rải thảm B-52 là ví dụ điển hình.
          Ở miền Nam, lính Mỹ cũng đánh giá cao bộ đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặc dù có số lượng và hỏa lực áp đảo, có nguồn lực dồi dào và khả năng di chuyển cao nhưng lính Mỹ và đồng minh luôn vấp phải những khó khăn khi đối đầu với đối thủ, những người được quyết định đánh khi nào. Có thể thấy rằng, những người lính dũng cảm này đã tận dụng được yếu tố bất ngờ để giành chiến thắng trong những tình thế ngặt nghèo nhất
          Miền Trung Việt Nam là nơi những đội quân tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ đối đầu với quân chính quy Bắc Việt Nam... một trung sĩ lính thủy đánh bộ nói với bạn tôi rằng: “Thưa ngài, lính Bắc Việt Nam đánh giỏi như chúng ta". Nên biết rằng, lính thủy đánh bộ Mỹ là những chiến binh ưu tú nhất, được chọn từ bộ binh sang. Đó quả là một lời khen ngợi đối thủ. “Họ rất dũng cảm, rèn luyện tốt và có tinh thần chiến đấu cao" - Anh ấy nói.
          Do phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn hỏa lực mạnh, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tập trung phát triển các chiến thuật bộ binh phù hợp với số vũ khí hạn chế có trong tay và đúc kết kinh nghiệm thu được trong quá trình chiến đấu. Kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã có lực lượng bộ binh hạng nhẹ được coi là một trong những lực lượng thiện chiến hàng đầu trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát sau cuộc chiến với các sĩ quan Hoa Kỳ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, 44% đánh giá Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là "thiện chiến và gan góc". Một sĩ quan nhận xét "Có một khuynh hướng đánh giá thấp đối thủ. Trong thực tế, họ là địch thủ giỏi nhất mà chúng ta từng phải đối mặt trong lịch sử".
          Nhờ sự kiên trì xây dựng từng bước lực lượng cũng như viện hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam với 1,26 triệu quân chủ lực và địa phương, đứng thứ tư thế giới về số lượng (sau Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ) và tương đương với các nước Đông Nam Á khác cộng lại, cùng với hàng triệu dân quân, du kích, tự vệ, so sánh với dân số Việt Nam lúc đó đứng hàng 15 trên thế giới. Quân đội cũng được tổ chức và xây dựng thành những quân đoàn chủ lực cơ động mạnh. Năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam có 4 quân đoàn chủ lực mang số thứ tự 1, 2, 3 và 4, gần 30 sư đoàn bộ binh, 40 trung đoàn pháo...
·        Chiến tranh biên giới (1975–1989)

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/5/5f/H_4_ill_639759_cambodia-phnom_penh-1979-61.jpg/220px-H_4_ill_639759_cambodia-phnom_penh-1979-61.jpg
Quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh năm 1979

          Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất. Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Do yêu cầu tình hình chính trị - quân sự trên bán đảo Đông Dương đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc năm 1979, lực lượng vũ trang Việt Nam lúc cao điểm (thập niên 1980) được phát triển lên đến 1,6 - 2 triệu quân thường trực, xếp hạng thứ 4 thế giới về quân số.
          Quân đội được tổ chức thành nhiều quân đoàn chủ lực, 8 quân khu và 2 bộ tư lệnh quân tình nguyện tại Lào và Campuchia. Thời kỳ này, chỉ riêng lực lượng cơ động chiến lược đã có 5 quân đoàn, mỗi quân đoàn bình quân có 4 sư đoàn. Lực lượng mỗi quân khu có ít nhất 5 sư đoàn, riêng quân khu I có trong tay 11 sư đoàn (gồm 2 quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập)... Lực lượng quân tình nguyện ở Campuchia thường xuyên ở mức từ 12 đến 16 sư đoàn, tại Lào thường có 4 sư đoàn. Các đơn vị bộ đội tại Campuchia thường chỉ được biên chế 60-70% quân số. Tổng cộng trong thời kỳ này, quân đội Việt Nam có trong tay từ 70-80 sư đoàn bộ binh, nhiều sư đoàn quân binh chủng.
          Tuy vậy, thời kỳ này, một số đơn vị quân đội đóng ở Campuchia có hiện tượng duy trì kỷ luật không tốt, có những đơn vị để xảy ra tình trạng chiến sĩ đào ngũ hoặc bị kỷ luật khá phổ biến.
          Theo C.Thayer, tổng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1974–1989 lên đến chừng 14,5 tỷ đô la. Nhờ đó, trang bị của quân đội Việt Nam rất dồi dào và tương đối hiện đại. Một số tài liệu đánh giá đến năm 1985, riêng không quân đã có đến 1.000 máy bay, lực lượng xe tăng, xe thiết giáp có 3.000 chiếc.
          Đây là giai đoạn Quân đội nhân dân Việt Nam được đánh giá là mạnh nhất trong khu vực, có lực lượng thiện chiến, quân số đông, kỹ năng tác chiến cao. Tuy chính sách của nhà nước Việt Nam không tiến hành đe dọa an ninh với các nước trong khu vực nhưng việc quân đội Việt Nam có quân số đông cùng với việc đóng quân ở Campuchia và Lào đã khiến các nước Đông Nam Á nhất là Thái Lan lo sợ một cuộc xâm lược lớn từ Việt Nam. Tuy nhiên việc duy trì lực lượng quân đội lớn tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn này, quân đội Việt Nam tiếp tục tham chiến tiêu diệt tàn quân du kích Khmer Đỏ của Campuchia; đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của Trung Quốc, đồng thời cũng có nhiều đợt xung đột với Thái Lan.
·        Thời kỳ cải cách mở cửa (từ 1986–nay)
          Đợt cắt giảm quân số đầu tiên là vào năm 1987, quân đội Việt Nam đã giảm hơn 600.000 quân, giải thể toàn bộ các quân đoàn của quân khu, chế độ nghĩa vụ quân sự không còn gắt gao như trước, thời gian thực hiện nghĩa vụ giảm từ 3 năm 6 tháng xuống còn 3 năm đối với hạ sĩ quan và 2 năm với chiến sĩ. Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và rút quân khỏi Campuchia tạo điều kiện cho Việt Nam giảm số quân trường trực. Gần 30 năm tiếp theo, quân đội Việt Nam tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, chuyển nhiều đơn vị sang thực hiện nhiệm vụ kinh tế quốc phòng, giảm số đơn vị sẵn sàng chiến đấu chuyển sang dự bị động viên. Thời gian nghĩa vụ quân sự từ năm 2003 giảm xuống còn 2 năm với hạ sĩ quan chỉ huy, kỹ thuật và 18 tháng với chiến sĩ, đến năm 2015 áp dụng đều 2 năm với tất cả quân nhân nghĩa vụ. Tỷ lệ tuyển quân bình quân đạt 0,15-0,16% dân số.
          Theo một số ước tính bên ngoài, hiện nay quân đội Việt Nam có hơn 400.000 quân bộ binh, hơn 50.000 lính hải quân và hơn 30.000 lính không quân, chưa kể sự yểm trợ của 60.000 bộ đội biên phòng, 260.000 công an, cảnh sát, 5 triệu quân dự bị động viên và hàng triệu dân quân tự vệ trên khắp đất nước.
          Theo số liệu do Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố ngày 30/9/2013 cho tùy viên quốc phòng, tùy viên quân sự các nước thì lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.[28]
          Ước tính tương đối quân đội Việt Nam hiện nay có khoảng 600.000 quân nhân, Quân đội gồm ba nguồn: Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp và chiến sĩ nghĩa vụ. Một ước tính định lượng cho thấy: Lực lượng chiến sĩ nghĩa vụ hàng năm tuyển từ 140.000-150.000 người, với thời hạn tại ngũ thời bình là 2 năm do đó sẽ có gần 300.000 lính nghĩa vụ tại ngũ. Số học viên sĩ quan được tuyển dụng hàng năm khoảng từ 6.000-7000 người, thời hạn tại ngũ bình quân là 35 năm, số sĩ quan tại ngũ ước tính khoảng 200.000 người. Quân nhân chuyên nghiệp chủ yếu ở các quân binh chủng, tổng cục, nhà máy, có quân số khoảng 120.000-150.000 người. Tổng lực lượng khoảng trên 600.000 người.
          Một cách ước tính khác theo tổ chức quân đội: Bộ đội địa phương (Tỉnh, huyện) có khoảng 100.000 người. Bộ đội chủ lực thuộc 4 quân đoàn, 7 quân khu, 1 bộ tư lệnh khoảng 200.000–240.000 người. Bộ đội chủ lực thuộc các cơ quan chỉ huy, các viện nghiên cứu, cơ quan chuyên môn, Tổng cục, Nhà trường khoảng 100.000 người. Bộ đội thuộc các quân, binh chủng khoảng 230.000 người (Hải quân khoảng 50.000; Phòng không – không quân: 60.000; Biên phòng: 60.000; Cảnh sát biển: 20000, các binh chủng trực thuộc: 40.000). Tổng quân số không dưới 600.000 người.
          Nhìn chung, tuy đã cắt giảm nhiều, song Quân đội Việt Nam vẫn là một trong những lực lượng vũ trang lớn trên thế giới, nhưng tính chung lực lượng sẵn sàng chiến đấu không nhiều, phần lớn là các đơn vị khung thường trực. Riêng về bộ binh: cả nước có 38 sư đoàn bộ binh, nhưng số sư đoàn đủ quân chỉ có 11 sư đoàn, các sư đoàn khác được tổ chức theo mô hình rút gọn (chỉ có 1 trung đoàn thường trực, 2 trung đoàn khung), thậm chí chỉ là sư đoàn dự bị động viên, sư đoàn khung thường trực. Bộ đội địa phương có hơn 70 trung đoàn bộ binh nhưng hầu hết là các trung đoàn khung thường trực, chỉ có một số tỉnh biên giới trọng điểm mới có trung đoàn rút gọn (1 tiểu đoàn đủ quân và 2 tiểu đoàn khung). Trong tình huống xảy ra chiến tranh, để biên chế đầy đủ toàn bộ các đơn vị khung thường trực trong cả nước, cần ít nhất 1,2 triệu quân tại ngũ.
·        Hiện đại hóa từ năm 2000 đến nay
          Với sự phát triển kinh tế trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đang dần đầu tư mạnh và hiện đại hóa quân đội. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đang dần đầu tư mạnh, hiện đại hóa quân đội, trình độ trang bị công nghệ cao của Quân đội Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Hiện đại hóa quân đội là tư tưởng chỉ đạo qua hai khóa Đại hội Đảng năm 2001–2006, 2006–2011. Từ năm 2012 đến năm 2015, Việt Nam sẽ trở thành một trong 3 nước nhập khẩu vũ khí của Nga nhiều nhất. Là một thành viên ASEAN, thực lực quân sự của Việt Nam được các nước trong ASEAN rất coi trọng. Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực quốc phòng trao đổi kinh nghiệm và học thuật với các nước khác, hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng và tiếp tục mua vũ khí, trang thiết bị quân sự từ các nước để bảo vệ đất nước và toàn bộ vùng biển của Việt Nam. Tới năm 2016, quan hệ quân sự Việt-Mỹ thực sự được bình thường hóa khi phía Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Sau khi gỡ bỏ cấm vận vũ khí Mỹ bắt đầu viện trợ quân sự cho Việt Nam. Mỹ cũng đào tạo phi công quân sự cho Việt Nam.
          Hiện nay, trình độ trang bị công nghệ cao của Quân đội Việt Nam chưa được hoàn thiện, nhưng Hải, Lục, Không quân Việt Nam vẫn có một số vũ khí hiện đại. Hơn nữa với kinh nghiệm của mình trong các cuộc chiến tranh đã trải qua, Việt Nam được đánh giá là có lực lượng quân đội thiện chiến nhất trong khu vực, có thể hành động hiệu quả khi xung đột vũ trang xảy ra. Việt Nam đang phấn đấu trở thành một trong những lực lượng quân sự mạnh và quan trọng ở Châu Á và ASEAN.

*    *
 *
          Quaù trình hình thaønh, phaùt trieån cuûa Cöùu quoác quaân, Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân, ñeán Vieät Nam giaûi phoùng quaân… cuõng laø quaù trình ñònh hình töøng böôùc coâng taùc chính trò vaø phoâi thai cô quan coâng taùc chính trò trong quaân ñoäi. Maëc daàu, coâng taùc chính trò trong caùc ñôn vò tieàn thaân vaø Quaân ñoäi nhaân daân Vieät Nam tröôùc Caùch maïng thaùng Taùm 1945 coøn giaûn ñôn, nhöng laø cô sôû vöõng chaéc cuûa söï ra ñôøi Toång cuïc Chính trò vaø söï phaùt trieån toaøn dieän vôùi chaát löôïng ngaøy caøng cao cuûa coâng taùc chính trò trong quaân ñoäi ôû nhöõng thôøi kyø tieáp sau.
          Vôùi troïng traùch laø cô quan tham möu chieán löôïc cuûa Ñaûng trong xaây döïng quaân ñoäi veà chính trò, Toång cuïc Chính trò laø moät boä phaän raát quan troïng trong heä thoáng cô cheá laõnh ñaïo cuûa Ñaûng ñoái vôùi Quaân ñoäi nhaân daân Vieät Nam. Quaù trình xaây döïng, tröôûng thaønh cuûa Toång cuïc Chính trò gaén lieàn vôùi quaù trình xaây döïng, chieán ñaáu vaø tröôûng thaønh cuûa quaân ñoäi vaø söï nghieäp xaây döïng quaân ñoäi veà chính trò. Qua ñoù ñaõ phaûn aùnh ñuùng moät söï thaät lòch söû: “… Coù quaân ñoäi laø coù ngay söï laõnh ñaïo cuûa Ñaûng ñoái vôùi quaân ñoäi vaø coâng taùc chính trò, moät nhaân toá thuoäc veà baûn chaát cuûa quaân ñoäi caùch maïng”.
          Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: việc xây dựng lực lượng vũ trang là một điều kiện quan trọng nhất của cuộc đấu tranh cách mạng. Như chúng ta biết, trong cuộc vận động cách mạng cuối năm 1940, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đều thất bại và không duy trì được lực lượng vũ trang, chỉ có khởi nghĩa Bắc Sơn thì mới duy trì được lực lượng vũ trang. Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 8 chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang tập trung. Từ đội du kích Bắc Sơn nâng lên thành các trung đội đội Cứu quốc quân. Các trung đội Cứu quốc quân đã duy trì được tiếng súng đấu tranh để cổ vũ được phong trào cách mạng toàn quốc. Sau đó, Ðảng tổ chức Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; rồi thống nhất Cứu quốc quân với Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và các đội vũ trang khác trong cả nước thành Việt Nam giải phóng quân, phát triển được phong trào, hỗ trợ quần chúng đấu tranh, tiến lên Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thực tế lịch sử cho thấy, khởi nghĩa vũ trang là quần chúng khởi nghĩa rộng khắp cả nước kết hợp với Ðội Việt Nam giải phóng quân thành lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cả nước và của cả nước. Mà khởi nghĩa vũ trang của quần chúng đẻ ra lực lượng vũ trang trong cả nước cùng với lực lượng vũ trang có sẵn như Việt Nam giải phóng quân thành lực lượng vũ trang của cả nước. Lực lượng vũ trang cách mạng được Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng không ngừng lớn mạnh trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng lập nên những chiến công hiển hách, cùng nhân dân đánh bại hai kẻ thù xâm lược lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, hoàn thành sự nghiệp vẻ vang thống nhất đất nước. Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ chiến đấu giỏi mà còn công tác và sản xuất tốt. Trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Quân đội nhân dân vừa thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vừa tích cực sản xuất, xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần đưa nền kinh tế đất nước ta phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

          2 - Ý nghĩa của Ngày truyền thống Tổng Cục Chính trị.
          Một là:  Khẳng định Đảng ta luôn trung thành, kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong xây dựng Quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, sớm quy định về tổ chức và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang cách mạng, xác lập chế độ Công tác Đảng, Công tác Chính trị (CTĐ,CTCT).
          Xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để định ra đường lối, chủ trương cách mạng đúng đắn, là quá trình đấu tranh lâu dài nhằm xác lập ưu thế tuyệt đối của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng vô sản ở trong Đảng, khắc phục những quan điểm, tư tưởng không vô sản.
           Đường lối chính trị của Đảng quyết định sinh mệnh của Đảng. Có đường lối, chủ trương đúng, Đảng mới có phương hướng hành động đúng. Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, quá trình đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện hữu khuynh và “tả” khuynh ở trong Đảng.
           Đảng ta là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, nhưng bản thân Đảng không phải ngay một lúc đã nắm vững và vận dụng thành thạo chủ nghĩa Mác-Lênin. Hơn nữa, trong xã hội còn giai cấp và đấu tranh giai cấp, những lý luận, quan điểm không vô sản đủ màu sắc không ngừng tác động vào trong Đảng. Vì vậy, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng là một quá trình đấu tranh lâu dài, xác lập ưu thế tuyệt đối của chủ nghĩa Mác-Lênin, của tư tưởng vô sản trong Đảng.
          Xác lập ưu thế tuyệt đối của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng vô sản có nghĩa là làm cho các tổ chức đảng và cán bộ đảng viên: - Nắm vững những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, của giai cấp công nhân về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, về các quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, cũng như trên từng lĩnh vực hoạt động, nắm vững phương pháp tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về chính trị,tư tưởng và tổ chức. - Vận dụng lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng để định ra đường lối chính sách đúng đắn, phản ánh lập trường, quan điểm củ chủ nghĩa Mác-Lênin, của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là để nắm vững và thực hiện đầy đủ đường lối, chính sách đó. - Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và lập trường, tư tưởng của giai cấp công nhân để tu dưỡng, rèn luyện bản thân, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp, có tri thức và tình cảm cách mạng sâu sắc và đấu tranh khắc phục những quan điểm cơ hội chủ nghĩa.
          Xác lập ưu thế tuyệt đối của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng vô sản không tách rời việc đấu tranh khắc phục những quan điểm tư tưởng không vô sản trong Đảng. Những quan điểm, tư tưởng này có nguồn gốc sâu xa trong xã hội và trong nội bộ Đảng, Có khắc phục được những quan điểm tư tưởng không vô sản thì tư tưởng vô sản mới được củng cố và phát triển, mới có điều kiện để tiếp thu tốt chủ nghĩa Mác-Lênin. Phải đấu tranh tích cực, thường xuyên, kiên trì. Chống thái độ xem thường, coi nhẹ công việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin.
          Đường lối chính trị đúng đắn của Đảng và lập trường tư tưởng vô sản của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó là sự thể hiện trên thực tế hệ tư tưởng vô địch của Đảng, là chủ nghĩa Mác - Lê-nin bách chiến, bách thắng.
          Sự tổ chức chặt chẽ của Đảng: Muốn xây dựng Đảng vững mạnh phải chú ý xây dựng về cả hai mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Hai mặt đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể xem nhẹ mặt nào. - có xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng mới có phương hướng hành động đúng đắn làm cơ sở cho sự đoàn kết thống nhất vững chắc trong nội bộ, toàn Đảng hành động theo một hướng.
          Hai là:  Khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang cách mạng, thể hiện rõ vị trí, vai trò của CTĐ, CTCT. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo QĐND Việt Nam tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt: Không chia quyền, không nhường quyền lãnh đạo cho một giai cấp, đảng phái nào.

Description: Hình ảnh có liên quan

          Các thế lực thù địch luôn công kích, phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; đề nghị “bỏ quy định lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” (Điều 65, Chương IV) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đi cùng với phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hóa” quân đội và công an, các thế lực thù địch còn xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.
          Đây là sự chống phá cực kỳ nguy hiểm và trên thực tế, các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác quốc phòng, an ninh, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Chúng ra sức xuyên tạc, bôi nhọ bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; làm giảm lòng tin của nhân dân đối với quân đội và công an; xuyên tạc các sự kiện lịch sử có ý nghĩa chính trị trọng đại của đất nước có lực lượng quân đội và công an tham gia, nhằm làm mất uy tín, vị thế, vai trò của hai lực lượng này trước nhân dân. Thâm độc hơn, chúng còn thực hiện các thủ đoạn tạo mối nghi ngờ, hiềm khích, gây ly gián Quân đội nhân dân với Công an nhân dân, lực lượng vũ trang với các cơ quan Đảng, Nhà nước... 
          Sự chống phá của các thế lực thù địch là vậy, nhưng một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân do thiếu hiểu biết, thiếu rèn luyện, học tập chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, đã bị dao động, bi quan, dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra. Đáng lưu ý, thông qua internet, các trang mạng xã hội, blog cá nhân... biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngày càng rõ nét và bị các thế lực thù địch lợi dụng để thúc đẩy chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
          Có thể khẳng định, biểu hiện này trong một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân là rất nguy hiểm và cần phải kiên quyết loại trừ. Bởi thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ rõ, bài học thành công của Đảng trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng lực lượng vũ trang kiểu mới của giai cấp vô sản chính là xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cốt lõi là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; chăm lo xây dựng bản chất giai cấp công nhân gắn với xây dựng tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
          Chỉ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, với đường lối vũ trang cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng, lực lượng vũ trang mới tôi luyện được bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp, thực sự là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thực hiện các chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Và trên thực tế, trong hơn 75 năm qua, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam luôn vượt qua những khó khăn trở ngại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đó là sự thật hiển nhiên không thể xuyên tạc, bóp méo.
          Chúng ta cần phải đẩy mạnh đấu tranh phản bác lại những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đặc biệt là biểu hiện: “Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hóa” quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an”. Muốn làm được điều đó, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
          Thứ nhất, cần cung cấp thông tin chính thống về lĩnh vực quốc phòng - an ninh đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân một cách kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực. Bởi quốc phòng - an ninh là lĩnh vực đặc thù, có liên quan trực tiếp đến sự an nguy của quốc gia, dân tộc.
          Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin, một sự kiện xảy ra chỉ trong thời gian rất ngắn đã lan khắp toàn cầu. Vì vậy, càng chủ động giữ vững trận địa thông tin, cung cấp thông tin chính thống, kịp thời và minh bạch, càng ngăn chặn được các luồng thông tin thất thiệt, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự việc hoặc suy diễn tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, bán tín bán nghi trong xã hội là hết sức cần thiết. 
          Hơn nữa, khi cán bộ, đảng viên và nhân dân được cung cấp thông tin chính thống nhanh chóng và chính xác, các thế lực thù địch sẽ ít có cơ hội thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, đồng thời ngăn chặn hiệu quả những biểu hiện “tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
          Thứ hai, luôn giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là quy luật cơ bản trong xây dựng quân đội và công an kiểu mới, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “... phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”, làm cho quân đội và công an thật sự đoàn kết, gắn bó, là lực lượng xung kích đi đầu trong ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong nội bộ.
          Thứ ba, tăng cường đấu tranh phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng làm cho Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam “tự diễn biến” theo khuynh hướng “phi chính trị hóa”. Theo đó, phải tăng cường xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vững mạnh về chính trị, củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc; củng cố và tăng cường sức mạnh đoàn kết quân dân, góp phần giữ gìn và phát huy hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ", người Công an cách mạng".
          Thứ tư, thường xuyên đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, tạo chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần, khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ. Cùng với đó phải tích cực giáo dục cho mọi cán bộ, chiến sĩ có ý thức và hành động đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với mọi biểu hiện dao động, giảm sút ý chí, niềm tin; mơ hồ, mất cảnh giác; cá nhân chủ nghĩa; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; không tạo không kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá nội bộ.
          Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức cho các nhà khoa học, bằng cơ sở lý luận, thực tiễn sắc bén, có tính thuyết phục cao, tham mưu, đề xuất những biện pháp, cách thức đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội.
          Ba là: Khẳng định vị trí, vai trò CTĐ, CTCT trong các Lực lượng Vũ trang nhân dân là linh hồn là mạch sống của quân đội cách mạng, làm cơ sở cho những thắng lợi của lực lượng vũ trang nhân dân.
          Công tác đảng, công tác chính trị có vai trò rất quan trọng trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. “Lịch sử xây dựng và phấn đấu của quân đội ta trước hết là lịch sử Đảng lãnh đạo quân đội; quá trình trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta gắn liền với việc không ngừng củng cố và tăng cường công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Công tác đảng, công tác chính trị đã là linh hồn và mạch sống của quân đội ta, làm cho quân đội ta thực sự trở thành một quân đội của dân tộc, của giai cấp, một quân đội tất thắng".
          Việc khẳng định vai trò quan trọng, không thể thiếu của công tác đảng, công tác chính trị là “linh hồn, mạch sống” của Quân đội nhân dân Việt Nam xuất phát từ những căn cứ lý luận và thực tiễn sau đây:
          - Xuất phát từ lý luận Mác - Lê-nin về xây dựng quân đội xã hội chủ nghĩa về chính trị. Để bảo đảm cho quân đội xã hội chủ nghĩa luôn là công cụ bạo lực vũ trang của Đảng, của Nhà nước phải thường xuyên chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Đảng lãnh đạo quân đội, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng quân đội xã hội chủ nghĩa về chính trị là một nguyên tắc cơ bản, hàng đầu trong xây dựng quân đội, là bảo đảm cho quân đội thực sự là công cụ vũ trang, luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
          - Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề hàng đầu đối với lực lượng vũ trang cách mạng là phải có “con đường chính trị đúng” và Người đã chỉ rõ: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. “Phải tăng cường công tác chính trị, luôn luôn nâng cao trình độ chính trị và giác ngộ giai cấp của bộ đội ta”, như vậy mới bảo đảm cho quân đội ta “là quân đội cách mạng, quân đội quyết chiến, quyết thắng”.
          - Xuất phát từ thực tiễn tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 75 năm qua. Không chỉ ngay từ đầu khi mới thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay), mà cùng với quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội, là quá trình xác lập và tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội, thông qua đó khẳng định vai trò quan trọng, không thể thiếu của công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội.
          - Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng quân đội, nhất là những kinh nghiệm về xác lập và tiến hành công tác chính trị trong Quân đội và Hải quân Liên Xô, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Đảng ta đã kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm tốt để vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của việc xác lập và tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
          Khẳng định vai trò quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị là “linh hồn, mạch sống” của Quân đội nhân dân Việt Nam còn xuất phát từ chính bản chất của công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội cách mạng, quân đội xã hội chủ nghĩa. Công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội cách mạng, quân đội xã hội chủ nghĩa là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội nhằm khẳng định, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội.

Description: kah1_1a

          Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố chủ yếu quyết định sự ra đời, xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội cách mạng. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội là nhân tố chủ yếu quyết định sự ra đời, xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lý luận về xây dựng quân đội cách mạng, quân đội xã hội chủ nghĩa đã khẳng định rằng, Đảng lãnh đạo quân đội không chỉ thông qua hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, nhưng xét về bản chất thì công tác đảng, công tác chính trị là hoạt động lãnh đạo của Đảng nhằm xác lập, thực hiện quyền lãnh đạo, khẳng định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội cách mạng, quân đội xã hội chủ nghĩa. Nếu không xác lập và tiến hành tốt công tác đảng, công tác chính trị, tiến hành các mặt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị thì vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng với quân đội sẽ không thể thực hiện được trong thực tế xây dựng quân đội và quân đội không thể tránh khỏi việc xa rời phương hướng chính trị - giai cấp của giai cấp vô sản và là nguy cơ có thể dẫn tới sự suy thoái, biến chất về chính trị, thậm chí có thể chuyển sang một thứ chính trị khác - chính trị tư sản.
          Khẳng định vai trò quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị là “linh hồn, mạch sống” của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện ở việc tất yếu phải xác lập và tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội nhằm góp phần xây dựng Đảng bộ Quân đội, xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị trên các vấn đề rất cơ bản như: kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội, đó là: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; khẳng định hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của quân đội là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
          Khẳng định nguyên tắc giai cấp công nhân trong xây dựng quân đội, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ, sĩ quan quân đội - lực lượng nòng cốt trong xây dựng quân đội vững mạnh. Đồng thời, việc xác lập và tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội nhằm không ngừng củng cố và tăng cường, phát triển bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc của quân đội, cùng với các mặt công tác khác như công tác tham mưu, hậu cần, kỹ thuật…, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, nâng cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, bảo đảm cho quân đội luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
          Xác lập và tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc trực tiếp góp phần xây dựng các cơ quan chính trị trong quân đội vững mạnh, thực sự là lực lượng nòng cốt tham mưu cho các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, góp phần xây dựng quân đội, xây dựng các cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, tổ chức đảng trong xây dựng Đảng, trong tiến hành các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Xác lập và tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, đội ngũ cán bộ chính trị, những chính ủy, chính trị viên trong quân đội luôn thực sự xứng đáng là người chủ trì về chính trị, tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, về năng lực và phương pháp, tác phong công tác của người cán bộ chính trị “thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn” đối với bộ đội như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.
           Sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố: số lượng quân, cơ cấu, tổ chức, biên chế; chính trị - tinh thần và kỷ luật; số lượng, chất lượng của vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự; bản lĩnh lãnh đạo, trình độ tổ chức, chỉ huy, quản lý của đội ngũ sĩ quan. Đó là sự kết hợp giữa số lượng và chất lượng, giữa con người và vũ khí, chính trị và kỹ thuật, tư tưởng và tổ chức, khoa học nghệ thuật và phương tiện chiến tranh.

Description: 2

          Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ chí Minh, thì yếu tố chính trị - tinh thần là yếu tố có vai trò quyết định trong quan hệ với các yếu tố khác trong sức mạnh chiến đấu của quân đội. Ph.Ăng-ghen cho rằng: muốn đánh giá đúng đắn khả năng chiến đấu của một quân đội, cần xem xét không những mặt trang bị của nó, mà cần xem xét cả trình độ kỷ luật, tinh thần quyết chiến, khả năng và sự chuẩn bị của nó để chịu đựng những gian khổ của chiến tranh và “nhất là trạng thái tinh thần của nó, nghĩa là có thể đòi hỏi nó những gì mà không sợ làm cho nó mất tinh thần”. Việc xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phụ thuộc vào hoạt động chủ quan của các chủ thể tham gia xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội, trong đó, công tác đảng, công tác chính trị có vai trò rất quan trọng.
          Thực tiễn 75 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định vai trò quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội. Ngay từ khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, công tác chính trị đã tập trung nâng cao giác ngộ giai cấp cho cán bộ, chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân bằng những hình thức, biện pháp phong phú và đa dạng, phù hợp với trình độ nhận thức và điều kiện thực tế, bảo đảm đánh thắng trận đầu.
          Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, để phát huy tốt vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần của quân đội, đồng thời khắc phục những khó khăn của ta trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, trong công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch, nhất là các chính ủy, chính trị viên đã tập trung sức tiến hành nhiều nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị phong phú, linh hoạt phù hợp với từng đối tượng, trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Đã tiến hành giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng sâu rộng, kịp thời, làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa to lớn của chiến dịch, nhất là quán triệt và thực hiện tốt phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, khắc phục tư tưởng sợ mỏi mệt, sợ tiêu hao, xây dựng và giữ vững quyết tâm chiến đấu liên tục và lâu dài, xây dựng tinh thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, hy sinh, quyết chiến, quyết thắng.

Description: Công tác Đảng, công tác chính trị trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội (12-1972) và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân chủng Phòng không - Không quân “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 Đinh Thế Văn và kíp chiến đấu 
đã bắn rơi tại chỗ 4 máy bay B-52. Ảnh tư liệu
          Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, trong trận “Điện Biên Phủ trên không” và trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thông qua nhiều hình thức, biện pháp phong phú, sinh động công tác đảng, công tác chính trị đã góp phần xây dựng và động viên sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội ta trong xây dựng và chiến đấu để bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa với ý chí, quyết tâm “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”.
           Đặc biệt, công tác đảng, công tác chính trị đã góp phần xây dựng, bồi dưỡng ý chí quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ trên cả hai miền Nam, Bắc khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến. Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội ta, công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội đã thường xuyên có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội, của từng cơ quan, đơn vị, phù hợp với đối tượng và điều kiện hoạt động công tác đảng, công tác chính trị nhằm không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội. Thông qua đó, đã khẳng định vai trò quan trọng, không thể thiếu của việc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội, khẳng định công tác đảng, công tác chính trị luôn là “linh hồn, mạch sống” của quân đội ta. Công tác đảng, công tác chính trị đã góp phần xây dựng quân đội ta vững mạnh về chính trị - tinh thần. Bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội không ngừng được củng cố và tăng cường. Quân đội đã luôn “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi.

Description: http://admin.dhcm.vn/_SharedFile/images/ANH_CU/6366_1552015_9239.jpg
Những xe pháo hùng hậu, ngày đêm nối đuôi nhau vận chuyển vũ khí,
lương thực trên các ngã đường Trường Sơn vào mặt trận miền Nam

          Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội, bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản, chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức mới. Sự tác động của tình hình thế giới, khu vực với những diễn biến mới nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo đang diễn biến phức tạp. Các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có những diễn biến mới. Nền kinh tế thị trường ngày càng đi vào chiều sâu, bên cạnh những tác động tích cực, là những tác động tiêu cực với những biểu hiện mới, rất phức tạp. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vừa tạo cho chúng ta những thời cơ, thuận lợi mới, nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Các thế lực thù địch đang ráo riết tấn công chống phá cách mạng nước ta với những âm mưu, thủ đoạn mới, nhất là thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong. Yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững đang và sẽ diễn ra trong bối cảnh mới.
          Nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đang đặt ra với những yêu cầu mới cao hơn trước, nhất là yêu cầu xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội đáp ứng yêu cầu đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng. Trong lúc đó, hiện nay và những năm sắp tới, đối tượng xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần trong quân đội, nhất là những thanh niên tham gia phục vụ quân đội được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mới, có những đặc điểm mới so với các thời kỳ lịch sử trước đây. Theo đó, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội, cho cán bộ, chiến sĩ quân đội phù hợp với tình hình mới.
          Khẳng định vai trò quan trọng, không thể thiếu của việc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội trong 75 năm qua, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết thực tiễn kinh nghiệm hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội. Trên cơ sở đó tiếp tục giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
          Tiếp tục kế thừa những kinh nghiệm hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng sức mạnh công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nhất là xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội trong thời kỳ mới.
          Như vậy công tác đảng, công tác chính trị là “linh hồn, mạch sống” của Quân đội, thực hiện tốt công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ góp phần tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặtcủa Đảng đối với Quân đội, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
          Bốn là: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện bằng hệ thống cơ chế tổ chức đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
          Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
          Thực tế, từ khi thành lập năm 1930 đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo xã hội thực hiện mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Năm 1945, Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng 8 chấm dứt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (là nước CHXHCN Việt Nam ngày nay). Năm 1954, sau 9 năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp thắng lợi, Đảng đã giành sự kiểm soát hành chính trên một nửa nước Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975 Đảng cộng sản đã lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ mới ở miền Bắc, thực hiện cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ trên cả nước và giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước năm 1976. Năm 1986 Đảng cộng sản đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc Đổi mới đạt được nhiều thắng lợi to lớn, sau 10 năm đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, bước vào thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
          Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị và Tổng Bí thư. Trước đây chức vụ cao nhất trong Đảng là Chủ tịch Đảng (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đảm nhận). Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là ông Trần Phú. Tổng Bí thư hiện nay (khóa XII) là ông Nguyễn Phú Trọng. Mọi công dân Việt Nam nếu tự nguyện gia nhập Đảng cộng sản và nếu tổ chức Đảng thấy có đủ tiêu chuẩn thì sẽ làm lễ kết nạp. Tuy nhiên, người Đảng viên mới đó phải trải qua một thời kỳ thử thách, ít nhất là một năm, mới có quyền biểu quyết, bầu cử và ứng cử trong Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 lần đại hội. Đại hội XII diễn ra vào tháng 01 năm 2016. Hiện nay Đảng có hơn 4,5 triệu đảng viên.
          Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng khẳng định, trong nhiệm kỳ qua “Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng”. Hệ thống các cơ quan, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn, số lượng các ban đảng giảm, từng bước tinh gọn hơn, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi tổ chức đã được điều chỉnh, bổ sung phù hợp hơn, giảm bớt trùng lắp, chồng chéo. Tổ chức các cơ quan của Quốc hội được kiện toàn, hoạt động của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng cao hơn. Tổ chức bộ, ngành trực thuộc Chính phủ giảm, chức năng, nhiệm vụ được bổ sung, điều chỉnh; hiệu lực, hiệu quả từng bước được nâng lên. Tổ chức của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp đã được triển khai theo yêu cầu cải cách tư pháp. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương tới cơ sở được kiện toàn, phương thức hoạt động có đổi mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị được nâng lên một bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Những tiến bộ và kết quả đó đã góp phần vào sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua.

Description: http://baohoabinh.com.vn/Includes/NewsDetail/1_2018/dt_2812018019_img_8904.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng các ban, sở, ngành và các Đảng bộ trực thuộc
dự hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết T.ư 6 (khóa XII)

          Năm là: Thể hiện vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCT, Cơ quan Chính trị và đội ngũ Cán bộ Chính trị và đội ngũ Cán bộ Chính trị các cấp trong tham mưu chỉ đạo, tổ chức các hoạt động CTĐ, CTCT trong Quân đội.
          Thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là tham mưu kế hoạch-tổng hợp (KH-TH) về công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong quân đội, trong suốt 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (11-5-1946 / 11-5-2019), Cơ quan Tổng cục Chính trị (TCCT) luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, xây đắp nên truyền thống: “Trung thành tận tụy, kiên định nhạy bén, đoàn kết quyết thắng”. Kết quả, thành tích đó góp phần xứng đáng vào sự phát triển của Cơ quan TCCT và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.
          Những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm TCCT, sự lãnh đạo của Đảng ủy Cơ quan TCCT, Văn phòng TCCT luôn chủ động, tích cực đổi mới phương pháp, phong cách công tác, tập trung thực hiện tốt công tác tham mưu KH-TH về CTĐ, CTCT, đưa mặt công tác quan trọng này ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Với chức năng là cơ quan đầu ngành, Văn phòng đã tích cực, chủ động tham mưu cho thủ trưởng TCCT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân không ngừng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác KH-TH về CTĐ, CTCT; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, đề xuất ban hành và hoàn thiện các quy chế, quy định. Nổi bật là tổ chức nghiên cứu, khảo sát, trình thủ trưởng TCCT quyết định ban hành Quy chế công tác KH-TH, Quy định hệ thống văn kiện và Quy định tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động CTĐ, CTCT trong QĐND Việt Nam (sửa đổi, bổ sung). Các văn bản trên cùng với Điều lệ CTĐ, CTCT trong QĐND Việt Nam (ban hành năm 2017) là cơ sở pháp lý bảo đảm cho công tác KH-TH về CTĐ, CTCT toàn quân hoạt động đồng bộ, hiệu quả; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, người chủ trì, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp về công tác KH-TH; coi đây là nội dung quan trọng, khâu trung tâm bảo đảm cho hoạt động CTĐ, CTCT có tính kế hoạch, chặt chẽ, thống nhất, đạt chất lượng và hiệu quả cao.
          Quá trình tổ chức thực hiện, Cơ quan Tổng cục Chính trị  không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện các nội dung, hình thức, chế độ, quy trình công tác KH-TH về CTĐ, CTCT; chủ động tham mưu giúp thủ trưởng TCCT xác định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch CTĐ, CTCT của toàn quân trong nhiệm kỳ, từng giai đoạn, hằng năm, trong các nhiệm vụ, bảo đảm toàn diện, trọng tâm, trọng điểm, chất lượng tốt; chủ trì, phối hợp với các cơ quan giúp TCCT làm tốt công tác quán triệt, triển khai thực hiện, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, nhận xét, đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động CTĐ, CTCT. Bám sát sự chỉ đạo của Thủ trưởng TCCT và tình hình thực tiễn, nhất là những vấn đề lớn, mới và khó, Văn phòng đã cùng các cơ quan kịp thời đề xuất giúp thủ trưởng TCCT đánh giá đúng tình hình, có chủ trương, giải pháp chỉ đạo phù hợp; nắm bắt, giải đáp những vấn đề vướng mắc, kiến nghị của các đơn vị trong toàn quân. Chủ động tham mưu, đề xuất củng cố, kiện toàn tổ chức biên chế ngành KH-TH về CTĐ, CTCT toàn quân; coi trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ (chuyên trách và kiêm nhiệm) cả về phẩm chất, năng lực và phương pháp tác phong công tác. Công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận ngành KH-TH về CTĐ, CTCT được quan tâm; nhiều quy trình công tác KH-TH được xây dựng, hoàn thiện theo tiêu chuẩn ISO; nhiều công trình, đề tài khoa học có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn.
          Cùng với các nội dung trên, Cơ quan Tổng cục Chính trị  còn thực hiện tốt chức năng tham mưu tổng hợp thuộc nội bộ cơ quan TCCT; giữ mối quan hệ chặt chẽ với Văn phòng các cơ quan đảng, tổ chức đoàn thể ở Trung ương, Văn phòng Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan, thực hiện tốt các mặt công tác quan trọng đối với toàn quân và cơ quan TCCT; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả CTĐ, CTCT trong toàn quân.
          Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; các thế lực phản động, thù địch, cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội; thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội trong tình hình mới đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động CTĐ, CTCT, trong đó có công tác KH-TH về CTĐ, CTCT; đòi hỏi công tác KH-TH phải tích cực đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Do đó, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị các cấp đối với công tác KH-TH về CTĐ, CTCT. Quy chế công tác KH-TH về CTĐ, CTCT xác định: “Công tác KH-TH về CTĐ, CTCT ở các cấp đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng”. Theo đó, Văn phòng TCCT tiếp tục tham mưu cho thủ trưởng TCCT chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, theo phạm vi, chức năng, làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện hiệu quả nội dung, nhiệm vụ của công tác KH-TH về CTĐ, CTCT; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan TCCT quản lý tốt hơn nữa tiến độ, chất lượng thực hiện các nội dung, nhiệm vụ CTĐ, CTCT đã xác định. Cấp ủy, chỉ huy, cán bộ chủ trì, trực tiếp là chính ủy, chính trị viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm, thường xuyên quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời các nội dung, nhiệm vụ KH-TH, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm và đột xuất. Cơ quan chính trị trực tiếp quản lý, tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động của công tác KH-TH về CTĐ, CTCT trong đơn vị, đưa công tác này đi vào nền nếp, có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.
          Cơ quan Tổng cục Chính trị và các chủ thể, lực lượng tiến hành công tác KH-TH về CTĐ, CTCT cần thực hiện nghiêm các chế độ, quy trình công tác, nhất là các chế độ công tác được quy định trong Quy chế công tác KH-TH về CTĐ, CTCT. Tập trung nghiên cứu, quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên; đa dạng hóa việc nắm thông tin, nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn, vận dụng sáng tạo; tham mưu, đề xuất xây dựng phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn CTĐ, CTCT toàn quân đúng, trúng, kịp thời, thiết thực, hiệu quả; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tổ chức thực hiện chặt chẽ, quyết liệt; tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời, nghiêm túc. Trong thời gian tới, nhất là từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng (2016-2021), tập trung triển khai các nội dung công tác KH-TH nhân các sự kiện lớn của đất nước, quân đội trong năm 2019 và 2020 (75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam; 75 năm Ngày truyền thống TCCT; 75 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam…). Chủ động triển khai thực hiện tốt công tác tổng hợp tình hình, báo cáo CTĐ, CTCT 5 năm (2015-2020); xây dựng, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch CTĐ, CTCT 5 năm (2021-2025) phục vụ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng; chủ trì và phối hợp triển khai các chương trình, đề án… thực hiện các nghị quyết, chiến lược của Trung ương, Quân ủy Trung ương, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động CTĐ, CTCT trong quân đội.
          Với trách nhiệm của cơ quan đầu ngành, Cơ quan Tổng cục Chính trị  tập trung thực hiện tốt hơn nữa công tác nghiệp vụ ngành; tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác KH-TH; đề xuất tiếp tục cải cách hành chính trong hoạt động CTĐ, CTCT; thực hiện tốt các chế độ giao ban, hội nghị ngành; tạo sự liên thông, chia sẻ thông tin, giải đáp kịp thời những khó khăn vướng mắc nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về chức năng nhiệm vụ, phương pháp công tác, thống nhất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác ngành. Trên cơ sở các quy trình công tác KH-TH đã được xây dựng, tiếp tục rút kinh nghiệm, hoàn thiện, sớm phổ cập để cơ quan, đơn vị trong toàn quân vận dụng. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận ngành, hướng vào những vấn đề thực tiễn đặt ra, bảo đảm các hoạt động công tác KH-TH diễn ra thống nhất, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Tiếp tục đề xuất tăng cường bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác ngành; từng bước đề xuất đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, xây dựng cổng thông tin điện tử phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành CTĐ, CTCT của thủ trưởng TCCT và toàn quân, phù hợp với lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tới.
          Chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác KH-TH về CTĐ, CTCT trong quân đội. Cấp ủy, chỉ huy các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn cơ quan chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác KH-TH về CTĐ, CTCT, đặc biệt coi trọng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tiến hành công tác KH-TH về CTĐ, CTCT; năng lực nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình; năng lực khái quát, đề xuất chủ trương giải pháp đúng, trúng, phù hợp… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại trường với bồi dưỡng tại cơ quan, đơn vị, lấy bồi dưỡng thông qua thực hiện chức trách, nhiệm vụ là chủ yếu. Trước mắt, trong năm 2019, Văn phòng TCCT sẽ phối hợp với Học viện Chính trị triển khai kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt về mở lớp bồi dưỡng tập trung cán bộ KH-TH về CTĐ, CTCT; quy trình triển khai sẽ rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. 
          Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KH-TH về CTĐ, CTCT trong quân đội là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp và các tổ chức, các lực lượng có liên quan, đặc biệt là vai trò tham mưu của Văn phòng TCCT. Phát huy truyền thống, Văn phòng TCCT tiếp tục phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội, phấn đấu xứng đáng là cơ quan đầu ngành KH-TH về CTĐ, CTCT trong quân đội.
·        Chủ động, sáng tạo trong tham mưu, đề xuất xây dựng đội ngũ Chính ủy, Chính trị viên
          Với chức năng, nhiệm vụ làm tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ đạo và trực tiếp tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT trong Quân chủng, những năm qua, Đảng ủy Cục Chính trị đã chủ động, sáng tạo trong tham mưu, đề xuất xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
          Ngay sau khi có Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) “Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy, gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”; Nghị quyết 513 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương); Nghị quyết 8884 của Đảng ủy Quân chủng; các hướng dẫn của TCCT về xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên, Cục Chính trị đã tham mưu giúp thủ trưởng Bộ Tư lệnh tổ chức các lớp quán triệt cho các đối tượng trong Quân chủng, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và thực hiện.
          Cùng với công tác quán triệt, Đảng ủy Cục đã tham mưu giúp Thường vụ Đảng ủy Quân chủng thành lập ban chỉ đạo; hướng dẫn các đơn vị tổ chức biên soạn chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của chính ủy, chính trị viên các cấp; chỉ đạo người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp thường xuyên học tập và vận dụng thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong quá trình lựa chọn, sắp xếp, Cục luôn nắm chắc số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị ở cơ quan, đơn vị để đề nghị bổ nhiệm các chức danh gắn liền với điều chỉnh, quy hoạch và luân chuyển cán bộ nhằm bố trí đúng người, đúng việc. Số lượng cán bộ được bổ nhiệm đều được cơ quan chức năng xem xét kỹ về tiêu chuẩn nên đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.


Description: https://baohaiquanvietnam.vn/storage/posts/8644806620130927152926859.jpg

          Đảng ủy Cục đã lãnh đạo việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát, sắp xếp, đề nghị bổ nhiệm các chức danh chính ủy, phó chính ủy, chính trị viên, chính trị viên phó theo đúng quy trình, bảo đảm sự thống nhất trong Quân chủng.
          Để thực hiện tốt Nghị quyết 51, Đảng ủy Cục Chính trị xác định cần tiếp tục tổ chức tốt việc quán triệt, học tập nhằm nâng cao trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên theo quy định. Để làm tốt chức năng tham mưu, trúng đúng, kịp thời, hiệu quả các giải pháp trong thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị trong toàn Quân chủng, Đảng ủy Cục Chính trị đã tham mưu việc kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì với kiện toàn cấp ủy; thông qua quy hoạch và chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn để lựa chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn và khả năng đảm nhiệm CTĐ, CTCT nhằm bồi dưỡng, bổ sung, phát triển đội ngũ cán bộ chính trị.
          Cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội có thể có sự bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của quân đội trong từng thời kỳ, song, vai trò, vị trí của cơ quan chính trị các cấp luôn luôn được khẳng định là một trong những bộ phận quan trọng hàng đầu trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; nhất là trong giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội qua mọi thời kỳ cách mạng. Thực tiễn tổ chức sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội cũng cho thấy, cơ quan chính trị các cấp trong quân đội luôn là một thành phần quan trọng cấu thành cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội qua các thời kỳ. Việc vận hành cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; vai trò, hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, cũng như chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội đều phụ thuộc trực tiếp, có ý nghĩa quyết định bởi vai trò và chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan chính trị các cấp trong quân đội.
          Hiện nay, để giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), xác định: “Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên là của Đảng ủy Quân sự Trung ương. Ở mỗi cấp có chính ủy (hoặc chính trị viên) là người chủ trì về chính trị và cơ quan chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị của đơn vị, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, cơ quan chính trị, chính ủy (chính trị viên) cấp trên và sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy cùng cấp”. Cụ thể hóa, triển khai thực hiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội theo Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị, Điều lệ công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng ủy Quân sự Trung ương ban hành năm 2009 xác định: “Cơ quan chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, là cơ quan tham mưu của cấp ủy cùng cấp, đồng thời là một cơ quan thuộc hệ thống hành chính quân sự; chấp hành mọi chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy (tư lệnh) và chính ủy, chính trị viên về các hoạt động của đơn vị theo đúng pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ và các quy định của quân đội”
          Theo đó, hệ thống cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay được tổ chức thành bốn cấp, từ cấp toàn quân đến cấp trung đoàn và tương đương. Ở mỗi cấp, cơ quan chính trị có chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau, song đều là những cơ quan tham mưu của cấp ủy cùng cấp, trực tiếp đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội - một bộ phận rất quan trọng trong cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, trực tiếp góp phần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, bảo đảm cho quân đội trung thành tuyệt đối với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, với Tổ quốc và Nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong tình hình hiện nay, để tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan chính trị các cấp trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề trọng tâm, chủ yếu:
          - Tiếp tục nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp về vai trò, vị trí của cơ quan chính trị và phát huy vai trò của cơ quan chính trị trong xây dựng quân đội về chính trị.
          - Tập trung xây dựng hệ thống cơ quan chính trị các cấp vững mạnh về mọi mặt, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội về chính trị trong tình hình mới.
          - Tiếp tục đổi mới phương pháp, tác phong công tác của các cơ quan chính trị đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và đơn vị vững mạnh về chính trị thời kỳ mới.
          - Phát huy vai trò của cơ quan chính trị các cấp trong đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng, phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, và “tự diễn biến”, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội.
         

*
*     *

          Qua thöïc tieãn xaây döïng, chieán ñaáu, tröôûng thaønh cuûa Quaân ñoäi ta ñaõ chöùng minh nguyeân taéc Ñaûng laõnh ñaïo quaân ñoäi laø hoaøn toaøn ñuùng ñaén vaø khaúng ñònh coâng taùc ñaûng, coâng taùc chính trò – moät boä phaän raát quan troïng trong hoaït ñoäng laõnh ñaïo cuûa Ñaûng ñoái vôùi quaân ñoäi, laøm cho quaân ñoäi luoân giöõ vöõng baûn chaát giai caáp coâng nhaân, tính nhaân daân vaø tính daân toäc saâu saéc, tuyeät ñoái trung thaønh vôùi Ñaûng, vôùi Toå quoác xaõ hoäi chuû nghóa vaø laøm troøn nghóa vuï quoác teá.








No comments:

Post a Comment